Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu đi những thị trường nào? Gồm những loại gạo nào? Tìm hiểu ngay về các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

I. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Các loại gạo Việt Nam xuất khẩu khá đa dạng và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Đến nay Việt Nam đã xuất khẩu gạo đi hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này đã minh chứng cho tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

Các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có thể kể đến như gạo ST24, ST25, gạo Jasmine 85, gạo Japonica… Đây là những loại gạo được đánh giá cao về phẩm chất và hàm lượng chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó các yếu tố như mùi hương, độ dẻo, độ vón cục… cũng là một trong những tiêu chí được đánh giá cao.

Gạo Việt Nam đã chinh phục được rất nhiều quốc gia và khu vực khó tính như Mỹ, châu Âu, châu Mỹ… Trong tương lai kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam hứa hẹn sẽ tăng một cách đầy triển vọng.

III. TPS Group – Đơn vị chuyên xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Nếu bạn đang tìm một đối tác cung cấp gạo ở thị trường trong và ngoài nước thì TPS Group sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Các sản phẩm gạo xuất khẩu của TPS Group được đánh giá cao về phẩm chất, chất lượng và độ thơm ngon. Các sản phẩm đảm bảo đạt chuẩn và đủ điều kiện xuất khẩu đi các quốc gia, khu vực.

Các loại gạo mà TPS Group hiện đang xuất khẩu như gạo Nàng Hoa, gạo Japonica, gạo Jasmine 85…Giá thành xuất khẩu ở mức cạnh tranh trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ mua gạo một cách tốt nhất.

-> Tham khảo: Bảng giá các loại gạo Việt Nam hôm nay

Trên đây là tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó hiểu rõ các loại gạo Việt Nam xuất khẩu phổ biến nhất.

Địa chỉ: Lô C, Đường D6, KCN Đức Hòa III – Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An

Website: https://thienphusigroup.com/

Email: [email protected]

Năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,1 tỷ USD, giảm 17,5% so với năm 2022.

Theo số liệu từ cục Xuất nhập khẩu, ước tính, trong quý 4/2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,75 tỷ USD, tăng 5% so với quý 3/2023 và tăng 0,3% so với quý 4/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 10,4% so với quý 3/2023 và tăng 5,9% so với quý 4/2022.

Tính chung cả năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,1 tỷ USD, giảm 17,5% so với năm 2022.

Trong quý 4/2023, xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực, tuy nhiên đà phục hồi vẫn còn chậm, do đó chỉ bù đắp một phần nhỏ cho mức giảm từ đầu năm 2023. Chính vì vậy, tính chung năm 2023 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn ghi nhận mức giảm đáng kể. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phục hồi chậm là do tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, Cục Xuất nhập khẩu nêu rõ.

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 dự báo chưa thật khởi sắc, tiếp tục tác động không thuận tới hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Khó khăn với ngành gỗ có thể kéo dài khi những yếu tố bất lợi vẫn hiện hữu như khủng hoảng địa chính trị lan rộng, suy thoái kinh tế thế giới, các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi. Mặc dù hàng tồn kho tại các thị trường tiêu thụ chính có xu hướng giảm, nhưng đà phục hồi còn tương đối chậm, tiêu dùng toàn cầu vẫn chưa thấy sự phục hồi rõ nét. Theo đó, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2024 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Mặt hàng mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành gỗ là đồ nội thất bằng gỗ, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng cao của ngành gỗ. Trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 7,3 tỷ USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 59,99% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo xuất khẩu dăm gỗ đạt 2 tỷ USD, giảm 18%; Gỗ, ván và ván sàn đạt 1,6 tỷ USD, giảm 6,3%; Viên gỗ nén đạt 610 triệu USD, giảm 10,6%...

Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 4/2022 đạt 895 triệu USD, tăng 8,7% so với tháng 4/2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Chiếm 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm.

Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ. Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ, với tỷ trọng chiếm 33,9% trong 2 tháng đầu năm 2022. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, EU, Mexico, Malaysia…

Dư địa đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ vẫn còn rất lớn tại thị trường này, nên cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu là rất khả quan.

Mỹ là thị trường tiềm năng với ngành gỗ của Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp ngành này đang gặp một số trở ngại khi xuất khẩu sang Mỹ, như giá gỗ nguyên liệu tăng cao.

Việc Nga hạn chế, cấm xuất khẩu khiến cho thị trường thiếu hụt về nguồn cung gỗnguyên liệu, trong khi nhu cầu tiêu thụ về đồ gỗ tiếp tục gia tăng, đã đẩy giá gỗ nguyên liệu lên cao. Điều này tạo ra sự cạnh tranh mạnh về nguồn nguyên liệu trên thế giới. Do vậy, nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các thị trường khác cũng sẽ đối mặt với khó khăn.

Hiện nay, nhiều nhà cung cấp đang chào gỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam với mức giá cao hơn nhiều so với trước. Gỗ nguyên liệu từ các nguồn cung rủi ro thấp như Mỹ và các nước châu Âu khan hiếm, đẩy giá tăng cao.

Bên cạnh đó, biến động về giá cước vận tải trong 2 năm trở lại đây tác động rất lớn đến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Mỹ. Hai năm trước, giá cước mỗi container 40 feet đi Mỹ khoảng 4.000 - 5.000 USD, hiện đã tăng 19.000 - 20.000 USD.

Hiện tại, gần như 100% mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu bán giá FOB. Song, giá cước tăng cao, thị trường Việt Nam không chỉ mất tính cạnh tranh mà doanh nghiệp cũng không thu được lợi nhuận như mong muốn khi phía đối tác đề nghị giảm giá, chia sẻ rủi ro giá cước tăng phi mã.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cộng thêm biến động về giá cước vận tải khiến doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mặc dù nhu cầu thị trường tăng, nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm tốc.