Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ chuyên khoa Sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

◆ Đơn xin trợ cấp chi phí y tế cho trẻ em (trong vòng 3 tháng sau khi sinh con tại Nhật Bản)

Nếu bạn có thẻ cư trú tại Nhật Bản và đã tham gia Bảo hiểm Y tế toàn dân hoặc Bảo hiểm Xã hội, bạn sẽ được trợ cấp chi phí y tế cho trẻ sơ sinh khi sinh con. Độ tuổi của con, giới hạn thu nhập của bố mẹ và tỉ lệ tự chi trả khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương. Địa điểm nộp hồ sơ là chính quyền địa phương nơi bạn cư trú. Những giấy tờ cần nộp bao gồm: giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế của trẻ (nếu không kịp chuẩn bị thì có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế của người giám hộ), con dấu và số cá nhân (My Number) của trẻ.

Quá trình mang thai và sinh con tại Nhật Bản sẽ đòi hỏi nhiều loại thủ tục khác nhau. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt và thực hiện thuận lợi những thủ tục này.

Liên hệ KYODAI GROUP để biết thêm thông tin về cuộc sống – du học – việc làm Nhật Bản

Phụ nữ mang thai không chỉ phải ngồi một chỗ, họ cũng có thể đi du lịch như những người bình thường. Tuy nhiên, họ phải lưu ý một số điều sau:

Thời kỳ đầu mang thai bạn vẫn có thể đi du lịch bằng máy bay bình thường mà không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận thì tốt nhất nên đi bằng máy bay thời gian 3 tháng giữa (tháng thứ 3 đến tháng thứ 6), vì thông thường từ tháng thứ 3 là bạn hết bị ốm nghén và 3 tháng cuối thai kỳ hạn chế đi xa hơn do nguy cơ bạn có thể trở dạ bất kỳ lúc nào.

Một điều nữa các bà bầu nên biết, đi máy bay nhỏ không an toàn như máy bay lớn vì máy bay nhỏ không có cabin điều áp (làm điều hoà áp suất và nhiệt độ trong máy bay) như các máy bay to hơn.

Hầu hết các hãng Hàng Không đều không cho phụ nữ mang thai đi máy bay trong thời kỳ cuối của quá trình mang thai vì khả năng các bà mẹ sinh sớm là rất nhiều. Mỗi hãng Hàng Không đều lại có những quy định khác của riêng mình, vì thế khi quyết định đi du lịch bằng máy bay, bạn nên kiểm tra lại thông tin trước khi đặt vé để tránh những rắc rối sau này.

Ví dụ, SAA cho phép phụ nữ mang thai được đi trên máy bay của mình đến tận tuần 34 của thai kỳ trên các chuyến bay nội địa và tuùân 32 trên các chuyến bay quốc tế. Nhưng với điều kiện, những thai phụ này phải được bác sỹ chứng nhận có sức khoẻ tốt.

Với hãng British Airways, bạn có thể đi du lịch đến tận tuần 28 của thai kỳ. Từ tuần 28 đến 35 nếu muốn đi máy bay, bạn phải có giấy chứng nhận của bác sỹ. Điều này được áp dụng với tất cả các chuyến bay cả nội địa và quốc tế.

Bạn cũng không nên lo lắng khi qua cổng an ninh ở sân bay, nếu bạn đủ điều kiện, bạn có thể qua cổng dễ dàng, dĩ nhiên, dù kiểm tra bằng tia Laser, thai nhi cũng không bị ảnh hưởng.

Trong thời kỳ mang thai, đi du lịch bằng ôtô là an toàn nhất. Nhưng bạn phải nhớ, đừng lấy cớ bụng to để không thắt dây an toàn. Dây an toàn không chỉ giữ yên vị cho bạn mà còn đảm bảo cho thai nhi trong bụng.

Khi bà bầu phải ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể bị đau mắt cá, bị phù và bị tê chân hoặc đau mỏi người. Trong trường hợp đó, nếu đi bằng ôtô, bạn phải được dừng xe nghỉ thường xuyên. Dừng xe không chỉ để thư giãn cơ thể mà đôi khi bạn cũng cần phải đi vệ sinh nữa. Còn nếu đi máy bay, bạn có thể đi lại ở đường đi giữa hai hàng ghế hoặc tự tập các bài thể dục như nắn bóp các ngón chân, xoa cơ, massage vùng mắt cá và ngón chân cái.

Chứng huyết khối (sự hình thành một cục máu trong mạch máu hoặc trong tim) là vấn đề nguy hiểm nhất bạn nên thật trọng trong quá trình đi du lịch. Nếu có điều gì bất thường, bạn phải lập tức dừng cuộc du lịch và yêu cầu bác sỹ ngay. Ngoài ra, nếu đi du lịch, bạn hãy tránh những khu vực có thể mắc bệnh sốt rét.

1. Bà bầu có cần làm hồ sơ sinh trước khi chuyển dạ nhập viện?

Câu trả lời là mẹ bầu nên làm thủ tục hồ sơ trước sinh vì những lý do dưới đây:

- Thứ nhất: Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng, khi nhập viện sinh con thì mình có thể vào bất cứ bệnh viện nào để cấp cứu chuyển dạ, do vậy không cần thiết làm hồ sơ trước sinh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn chưa từng thăm khám thai, chưa có hồ sơ sinh dù bạn sinh cấp cứu vẫn có khả năng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân và chuyển viện do không có thông tin theo dõi thai kỳ của sản phụ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.

- Thứ hai: Nếu ca sinh của bạn chưa đến mức nguy cấp, khi chuyển dạ vào viện, bạn vẫn phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Lúc này bạn vừa đau chuyển dạ, vừa mệt mỏi mà vẫn phải tự mình đến các phòng chức năng để thăm khám theo đúng thủ tục. Vậy tại sao không bỏ chút thời gian làm hồ sơ sinh từ sớm để giảm bớt sự phiền phức cho chính mình.

- Thứ ba: Việc thực hiện các xét nghiệm thai kỳ trước dự kiến sinh khoảng 1 tháng sẽ giúp mẹ bầu cũng như bác sĩ chuyên khoa nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để có sự chuẩn bị tốt nhất trong ca sinh nở. Ví dụ: thai nhi nhẹ cân hơn bình thường thì mẹ cần tẩm bổ thêm ở những tuần cuối mang thai, mẹ có liên cầu khuẩn nhóm B có thể xin mổ chủ động hoặc cơ sở y tế sẵn sàng thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong cuộc sinh… Như vậy, làm hồ sơ sinh có rất nhiều ưu điểm và khuyến khích các mẹ thực hiện.

Làm hồ sơ trước sinh giúp mẹ bầu cũng như cơ sở y tế nơi bạn đăng ký sinh chủ động theo dõi thai kỳ một cách chặt chẽ. (Ảnh minh họa)

Khi mang thai 3 tháng cuối, đặc biệt là từ tuần 28, mẹ bầu có thể đến bệnh viện có chuyên khoa sản hoặc bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa để đăng ký sinh và làm thủ tục hồ sơ sinh.

Khi đăng ký, thai phụ sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ tục về hồ sơ giấy tờ thông tin cá nhân của sản phụ, khám thai, làm các xét nghiệm theo quy định của bệnh viện.

Những thủ tục như mua sổ khám bệnh, nộp phí khám thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế bệnh viện thì quy trình thực hiện hồ sơ sinh của mỗi bệnh viện lại khác nhau, tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ phải làm 1 số xét nghiệm trước sinh bao gồm:

+ Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…

+ Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…

+ Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

+ Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

+ Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ

+ Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.

Một số chỉ định xét nghiệm của thai phụ khi đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (Ảnh: Phương Thanh)

+ Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…

Như vậy, làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.

Ngoài bộ xét nghiệm cơ bản ở trên, hồ sơ sinh còn bao gồm 1 số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng cũng vô cùng quan trọng như:

+ Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu thai phụ sinh ở bệnh viện trái tuyến và xin được giấy chuyển viện)

Một số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng mẹ bầu không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ sinh mang vào viện. (Ảnh: Phương Thanh)

Các giấy tờ này mục đích để làm giấy chứng sinh cho em bé và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho thai phụ. Gia đình cần phô tô 2 bản các giấy tờ này để nộp cho bệnh viện khi được yêu cầu.

Toàn bộ các giấy tờ cần thiết ở trên, mẹ bầu cần sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp, để riêng trong một túi nhựa và cất giữ trong làn đồ dùng sẽ mang vào viện khi đi sinh.

3. Tuần thai bao nhiêu mẹ bầu nên đi làm hồ sơ sinh?

Thai bao nhiêu tuần nên đi làm hồ sơ sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28 - 32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.

Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, bạn có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.

Nếu mẹ bầu đã xác định được bệnh viện thích hợp để sinh con thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, quy trình làm hồ sơ sinh trong quá trình đi khám thai định kỳ để kịp thời đăng ký sinh.

4. Một số kinh nghiệm đi làm hồ sơ sinh mẹ bầu cần biết

- Bạn nên tham gia một số diễn đàn hoặc hội nhóm của mẹ bầu để được chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước trong việc làm thủ tục hồ sơ sinh tại các bệnh viện mà bạn dự định sinh.

Thai phụ nên đi cùng người nhà khi làm hồ sơ sinh để có người hỗ trợ. (Ảnh minh họa)

- Mỗi bệnh viện sẽ có những quy định khác nhau về việc làm hồ sơ sinh, đặc biệt là có sự thay đổi theo từng thời điểm do vậy bạn phải cập nhật tình hình để tránh mất thời gian, lãng phí tiền bạc không cần thiết.

- Nếu bạn đã xác định đi làm hồ sơ sinh, tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện theo yêu cầu hướng dẫn của bác sĩ trong viện. Hầu như các bệnh viện sẽ từ chối kết quả siêu âm, xét nghiệm từ các phòng khám tư bên ngoài cho dù bạn mới thực hiện.

- Đến sớm trước giờ bệnh viện bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Lắng nghe hướng dẫn của y tá để tiết kiệm thời gian trong khi di chuyển đến các phòng khám, xét nghiệm một cách nhanh nhất.

- Khi đi làm hồ sơ sinh, nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ mẹ bầu khi đi lấy số khám, nộp lệ phí, đặc biệt là khi mệt mỏi có người hỗ trợ cần thiết.

- Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện có quy định làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.

- Chuẩn bị từ 1- 2 triệu đồng để nộp phí xét nghiệm hồ sơ sinh. Nếu mẹ bầu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, số tiền này sẽ được miễn giảm khá nhiều.