Từ vựng tiếng Anh dành cho các bài viết về chủ đề "Leisure Activities".

Thời gian hoạt động giảng dạy tại các trường đại học được quy định như thế nào?

Thời gian hoạt động giảng dạy tại các trường đại học được quy định tại Điều 4 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT như sau:

Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 8 giờ đến 20 giờ hằng ngày. Tùy theo tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian hoạt động giảng dạy của trường.

Tùy theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của trường, trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp.

Trên đây là quy định về Thời gian hoạt động giảng dạy tại các trường đại học. Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT.

Sau một thời gian đi vào hoạt động, mình nhận được rất nhiều những câu hỏi của các bạn về cách tính điểm của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như thế nào. Hôm nay mình sẽ viết một bài hướng dẫn các bạn cách tính điểm tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhé. Cách tính điểm này nằm trong quy chế tín chỉ của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Áp dụng từ K52)

Quy đổi điểm trong đào tạo tín chỉ

Tân sinh viên khi mới lên đại học thường thắc mắc tại sao bảng điểm cao nhất chỉ có 4? Hay tại sao bảng điểm lại toàn A B C. Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cùng đi tìm hiểu cách quy đổi điểm trong đào tạo tín chỉ Đại học Bách Khoa Hà Nội nào

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

1. Điểm GPA,CPA là gì? ( bạn vào SIS xem bảng điểm sẽ thấy 2 ký hiệu này )

Về cơ bản điểm CPA và GPA có công thức tính như nhau.

GPA tính cho tổng số tín chỉ bạn tích lũy được trong học kỳ đó (Tích lũy ở đây tức là bạn đã qua được học phần đó).

CPA tính cho tổng số tín chỉ bạn tích lũy được từ đầu khóa đến hết kỳ bạn đang học.

Công thức chung được chỉ ra phía dưới:

(Số tín chỉ của môn tích lũy x Điểm quy đổi sang thang 4 của môn) / (tổng số tín chỉ của n môn)

Nhiều bạn sinh viên không biết rằng sau khi đỗ và học tập sau một năm chúng ta phải trải qua một đợt đăng ký chuyên ngành nữa (Đối với những nhóm ngành). Do đó mà không tập chung cố gắng dẫn đến kết quả không được mong muốn như không vào được ngành mình thích Sau khi đã biết cách tính điểm CPA – GPA Bách Khoa, tiếp theo bạn cần biết cách tính điểm phân ngành để có định hướng cho ngành mà mình thích hoặc đang hướng tới.

Cách tính điểm phân ngành cũng rất dễ hiểu thôi. Công thức sẽ được chỉ rõ phía dưới:

Điểm phân khoa = Điểm CPA của 2 kỳ đầu (năm thứ nhất) cộng với 0,03 x(số tín chỉ đã tích lũy)

Học bổng cũng là mục tiêu hướng đến của rất nhiều sinh viên. Nhưng đa phần tân sinh viên khi mới vào trường lại không biết cách tính điểm xét học bổng như thế nào, hay phải làm gì để được xét học bổng.

Câu trả lời là đối với Học bổng khuyến khích học tập thì bạn chỉ cần chăm chỉ học tập đạt kết quả cao mà không cần làm thêm gì cả. Tất cả nhà trường sẽ lo.

Còn đối với các loại học bổng xin từ các công ty thì bạn phải làm hồ sơ trên phòng đáo tạo. Nó khá là lằng nhằng.

Công thức tính đểm xét học bổng: Điểm xét học bổng = GPA