Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội
"Ban chấp hành Công đoàn còn không thương lượng lương được thì làm sao có công nhân có thể ?"
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam cũng nêu trong thư: "Bản thân tôi là chủ tịch công đoàn đã 12 năm, mỗi khi Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng thì tôi và ban chấp hành công đoàn còn không thương lượng được thì làm sao có công nhân nào thương lượng được việc này ?".
Ông Lưu Kim Hồng dẫn chứng, hiện tại lương tối thiểu tại công ty là 4,73 triệu đồng/tháng, cao hơn mức tối thiểu Nghị định 90 là 600.000 đồng. "Chúng tôi chỉ có thể thương lượng được phần tăng lương cho các vị trí công việc khác trong thang bảng lương theo chức danh và theo công việc. Tình trạng của chúng tôi cũng là chung của đại đa số công đoàn doanh nghiệp FDI hiện tại. Không phải chúng tôi không dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhưng trường hợp này, chúng tôi ở thế yếu khi ngồi vào bàn thương lượng vì không có cơ sở để thương lượng khi không có hành lang pháp lý để dựa vào".
Theo ông Hồng, đã 1,5 năm không tăng lương tối thiểu vùng, vừa qua khi Thủ tướng đối thoại với công nhân, mang đến cho mọi người niềm vui cực lớn khi thông báo Chính phủ đã đồng ý tăng lương tối thiểu.
Tuy nhiên, niềm vui không thật sự trọn vẹn vì mức tăng sẽ áp dụng đến hết năm 2023 và người lao động chưa kịp hưởng gì thì phải thất vọng vì thực tế là mức mới thấp hơn mức các doanh nghiệp đang áp dụng.
Hiện tại do ảnh hưởng nhiều vấn đề nên cả hai đều gặp khó: Chủ doanh nghiệp chịu áp lực lớn về chi phí khi vật giá leo thang theo giá xăng dầu; còn người lao động gặp khó khi giá cả sinh hoạt tăng cao mà lương không tăng.
"Tôi chợt nhớ Thủ tướng có câu nói "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” với cộng đồng nhà đầu tư. Tôi hy vọng bây giờ Thủ tướng hãy nói tiếp với họ “Lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ” để vận động họ tăng lương cho công nhân. Họ dù có khó khăn nhưng vẫn còn lợi nhuận. Còn một công nhân khó khăn, kéo theo cả gia đình khó khăn, con cái thiếu sữa, phần ăn thiếu chất dẫn đến một thế hệ trẻ em thiếu nhiều thứ khác và tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những việc này thì đất nước này sẽ đi về đâu?", ông Hồng nêu trong thư.
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam kiến nghị "Thủ tướng xem xét lại việc điều chỉnh tăng lương của lần này, sao cho thật sự có tăng so với mức 4,72 triệu đồng/tháng tại các doanh nghiệp và cũng là tăng ít nhất 6%".
Trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên trong chiều 16.6, một lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết đã nắm được nội dung thư kiến nghị của ông Lưu Kim Hồng; đồng thời cũng đã có trao đổi với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về những vấn đề mà dư luận người lao động quan tâm liên quan Nghị định 38.
Một lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay đã có trao đổi, kiến nghị với Bộ LĐ-TB-XH xem xét để giải thích, có văn bản hướng dẫn cụ thể Nghị định 38 đảm bảo về quyền lợi cho người lao động và để tránh hiểu nhầm các quy định theo nghị định.
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.
Bất cập giữa lương thực tế và mức tăng lương tối thiểu vùng
Ngày 16.6, ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TP.Thủ Đức, TP.HCM), có thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH về Nghị định 38/2022 của Chính phủ về tăng lương tối thiểu cho người lao động tính từ ngày 1.7.2022.
Theo Nghị định 38, mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng), chia theo 4 vùng. Tại TP.HCM, vùng I, tăng 260.000 đồng, từ mức 4,42 triệu đồng/tháng lên 4,68 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, dẫu mức tăng như vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì đại đa số chủ doanh nghiệp có quyền không tăng lương cho người lao động đầu tháng 7.2022. Bởi, Nghị định 90/2019 quy định về việc áp dụng lương tối thiểu vùng, có khoản 1b, Điều 5, yêu cầu đảm bảo "cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định".
Thực tế, tại doanh nghiệp, tất cả người lao động đều phải qua đào tạo mới có thể làm việc, nên lâu nay tất cả doanh nghiệp đều áp dụng mục 1b này và lương tối thiểu vùng I đều không thấp hơn mức 4,73 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, Nghị định 38 mới của Chính phủ đã bỏ phần quy định tương tự khoản 1b, Điều 5 ở Nghị định 90 cho phù hợp quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Thực tế chủ doanh nghiệp có quyền không tăng lương tối thiểu cho nhân viên do mức đang áp dụng (4,73 triệu đồng/tháng) vì đã cao hơn mức 4,68 triệu đồng của Nghị định 38.
Như thế, mức lương tối thiểu vùng được quy định sẽ áp dụng cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. (Nếu đối chiếu các quy định, có thể thấy, từ ngày 1.7.2022, giữa người lao động phổ thông và người lao động đã qua học nghề trong cùng một vùng sẽ không còn khoảng cách về tiền lương tối thiểu - PV).
Quy định trả lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề đã được đề cập ở nhiều văn bản dưới luật trước đó
Còn đối với các công việc có mức lương khác cao hơn (như đối với lao động đã qua đào tạo, lưu ý số lượng người lao động qua đào tạo chiếm đa số) thì người lao động tự thương lượng, tự thỏa thuận với chủ sử dụng lao động.
Nhưng thực tế thì "tất cả công nhân nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đều là lao động đã qua đào tạo và thử hỏi có người công nhân nào dám tự thương lượng mức lương tối thiểu với chủ doanh nghiệp và thương lượng thành công không? Xin Thủ tướng hỏi số liệu từ Bộ LĐ-TB-XH về phần này sẽ rõ", ông Lưu Kim Hồng viết trong thư kiến nghị.