Để được bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở, bạn đáp ứng những điều kiện dưới đây:

Có nên học tiến sĩ hay không? Ưu & nhược điểm khi học tiến sĩ

Để đạt được bằng tiến sĩ không phải điều dễ dàng. Vì vậy mà nhiều người cũng băn khoăn rằng không biết có nên học tiến sĩ hay không?

Thực tế, việc học tiến sĩ sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích lớn, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý. Cụ thể JobsGO sẽ trình bày trong phần dưới đây.

Việc học tiến sĩ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như cho cộng đồng và xã hội như sau:

Xem thêm: Giáo viên là gì? Sự khác biệt của giáo viên và giảng viên

Mặc dù có nhiều lợi ích, song học tiến sĩ cũng có một số nhược điểm nhất định, bao gồm:

Vậy có nên học tiến sĩ không?

Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho việc có nên học tiến sĩ hay không, vì quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng với mục tiêu nghề nghiệp và khả năng tài chính của mình trước khi quyết định học tiến sĩ.

Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng và đam mê với lĩnh vực nghiên cứu, có khả năng tài chính đủ để hỗ trợ cho quá trình học tập, thì học tiến sĩ có thể là một lựa chọn tốt giúp phát triển sự nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tiến sĩ và tầm quan trọng của danh hiệu này. Việc học tiến sĩ đòi hỏi sự nỗ lực và sự kiên trì trong quá trình nghiên cứu cũng đem lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của chúng ta. Hy vọng với những thông tin trên của JobsGO, các bạn đã hiểu “tiến sĩ là gì?” và đưa ra quyết định phù hợp cho sự nghiệp của mình.

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG: NCS HOÀNG KIM LÂM

Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho Nghiên cứu sinh Hoàng Kim Lâm

Tên đề tài: “Nghiên cứu viêm phổi nặng dai dẳng/tái diễn ở trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương”

Ngành/Chuyên ngành: Nhi khoa      Mã số: 9720106

Thời gian: 9h00 ngày 06 tháng 10 năm 2022

Địa điểm: Hội trường 524, tầng 5 nhà A1, Trường Đại học Y Hà Nội

Số 01, Phố Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tóm tắt luận án tiếng Việt: tải file https://drive.google.com/file/d/10UcuINJQYhim6tTIuiVCtsQ3nGbrrSjW/view?usp=sharing

Tóm tắt luận án tiếng Anh: tải file  https://drive.google.com/file/d/1867yo8-BPl2egk2ivF6EU56UzxJ8pqih/view?usp=sharing

Toàn văn luận án: tải file  https://drive.google.com/file/d/14iZ3PA2sxd5RGbqeYislfck3ukjy7xxf/view?usp=sharing

Những điểm mới của luận án tiếng Việt: tải file  https://drive.google.com/file/d/1JTYh1NajTIGHeoaIWON20k2r7Chv6rje/view?usp=sharing

Những điểm mới của luận án tiếng Anh: tải file  https://drive.google.com/file/d/1lqoPZHywg45NCJlgwyvg7yb9jNp8O0DI/view?usp=sharing

Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học

Nghiên cứu sinh Trương Nhật Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 26/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trương Nhật Hoa, chuyên ngành Kinh tế phát triển với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các hộ gia đình ở Việt Nam.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các hộ gia đình ở Việt Nam Chuyên ngành: Kinh tế phát triển        Mã số: 9310105 Nghiên cứu sinh: Trương Nhật Hoa        Mã NCS: NCS39.07PT Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Cương, GS.TS. Nguyễn Khắc Minh Cơ sở đào tạo:  Trường Đại học Kinh tế Quốc dân  Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  Sử dụng số liệu từ VHLSS năm 2018, luận án tập trung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các hộ gia đình tại Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước đây, luận án đưa ra ba điểm đóng góp mới như sau: Thứ nhất, luận án đã tích hợp lý thuyết tiêu dùng, đầu tư và lý thuyết lựa chọn trong việc xem xét hành vi tối đã hoá lợi ích của chủ hộ để sinh ra các hàm cầu giáo dục đại học khác nhau một cách có hệ thống. Thứ hai, luận án đã phối hợp xem xét tất cả các hàm cầu giáo dục đại học dưới các dạng liên tục và dạng rời rạc trên cùng bộ số liệu giúp cho các kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu giáo dục đại học được xem xét có độ tin cậy cao hơn. Thứ ba, đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên đã đề xuất kiểu xây dựng mô hình dự báo chi phí cơ hội của người đi học đại học làm biến xấp xỉ để phối hợp vào các dạng hàm cầu giáo dục đại học khác nhau và áp dụng vào số liệu Việt Nam. Đặc biệt biến chi phí cơ hội cho phép phân biệt rõ nhu cầu (cầu mong muốn) và cầu thông qua mức ý nghĩa của nó. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án  Kết quả ước lượng của các mô hình (cả liên tục và rời rạc) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng dương và có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì khả năng ra quyết định cho con em vào học đại học càng lớn. Khác với các nghiên cứu trước đây, kết quả của luận án còn cho thấy, đối với các hộ nghèo, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng dương tới cầu giáo dục. Một lý giải phù hợp cho kết quả này đó là học vấn của chủ hộ càng cao, đặc biệt là những chủ hộ trong phân bị thu nhập thấp, thì nhận biết về việc ‘học để có tri thức, thoát nghèo’, họ sẽ là người có tác động rất lớn đến việc con/em của họ học đại học. Đây là cơ sở để đưa ra khuyến nghị chính sách rất có ý nghĩa đối với khu vực các hộ nghèo và đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số (ví dụ như: xây dựng và phát triển mạnh mẽ các kênh hỗ trợ tài chính cho sinh viên). Cũng trong mô hình cầu giáo dục đối với các hộ nghèo, luận án không chỉ dừng ở chiều tác động của giới tính của chủ hộ mà còn chỉ ra mức độ tác động của biến này. Cụ thể, nếu chủ hộ là nam thì khả năng quyết định cho con đi học đại học thấp hơn so với chủ hộ là nữ. Điều này có hàm ý quan trọng trong việc cần tăng cường tiếng nói, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vì điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cơ hội được đi học đại học của con cái.

--------------------------- NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of Thesis: Factors affecting the higher education demand of households in Vietnam Major: Economic Development            ID: 9310105 PhD Student: Truong Nhat Hoa            Student ID: NCS39.07PT Instructor: Assoc.Prof.Dr. Vu Cuong, Prof. Dr. Nguyen Khac Minh Training School:  National Economics University

New academic and theoretical contributions Using data from VHLSS 2018, the thesis focuses on comprehending the variables influencing households' demand for higher education in Vietnam. Unlike earlier research, the thesis adds the following three unique insights: Firstly, the thesis has combined consumption, investment, and choice theory while taking into account the householder's benefit-maximizing behavior to provide various higher education demand functions in an effective manner. Secondly, the thesis has coordinated to consider all the higher education demand functions in continuous and discrete forms on the same data set to help draw conclusions about the influence of factors on education demand for universities, which are considered to have higher reliability. Lastly, this is the first empirical study to suggest a model for estimating the opportunity cost of graduates from universities as an approximation variable to include in various higher education demand functions. and utilized data from Vietnam. Particularly, the opportunity cost variable's significance level makes it possible to clearly distinguish between desired demand and demand. New findings and proposals drawn from research and survey results of this thesis The estimation results of the models (both continuous and discrete) show that the education level of the head of household has a positive and statistically siginificant effect, which means that the higher the education level, the greater the likelihood that the head of housedold will decide to send their children to  college. Contrary to earlier research, the thesis findinds also demonstrate that the household head’s education degree has a statiscally significant impact on poor households’ demand for education. A suitable explanation for this result is that the higher the education of the household head, especially those in the low-income segment, the more aware they are of ‘learning to gain knowledge, escaping poverty’, who have a great influence on their children’ college education. This serves as the foundation for highly important policy recommendations for low-income households, particularly those that belong to ethnic minorities (for example: building and strongly developing finance support channels for students). Also in the education demand model for poor households, the thesis not only focuses on the impact of the gender of the household head but also shows the level of impact of this variable. Specifically, if the head of the household is male, the likelihood of deciding to send his child to university is lower than that of the female head of household. This has important implications in the need to strengthen the voice and the role of women in the family, as that will have positive effect on their children’s chances of going to university.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 22/02/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Anh Tuấn, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam".

Đề tài luận án: Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)      Nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Bưu

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dự định khởi sự kinh doanh bị chi phối bởi khá nhiều yếu tố. Bên cạnh những yếu tố có tính đồng nhất về kết quả nghiên cứu (Elfving và cộng sự, 2009; Shariff và Saud, 2009, Linan và Chen, 2009, Tong và cộng sự, 2011) ở nhiều quốc gia khác nhau như thái độ và nhận thức, chuẩn chủ quan, đặc điểm cá nhân; thì các yếu tố khác vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả nghiên cứu như: nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục khởi sự kinh doanh, đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, truyền thống kinh doanh của gia đình, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Sự khác biệt này cũng có thể do bối cảnh và sự khác biệt về văn hóa của từng quốc gia. Mô hình lý thuyết nghiên cứu của luận án kế thừa 3 yếu tố cơ bản (thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) từ lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh và các nhân tố được rút ra từ luận điểm lý thuyết của các nghiên cứu đi trước (thái độ đối với tiền bạc, nhu cầu thành đạt, giáo dục KSKD, kinh nghiệm/trải nghiệm KSKD); bổ sung nhân tố mới ít được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực nghiệm là chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Luận án đo lường mức độ mong muốn khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, đồng thời cũng đã thảo luận về khả năng tồn tại sự khác biệt giữa trạng thái nghề nghiệp, giới tính, nghề nghiệp của cha mẹ, trình độ chuyên môn, vùng miền của thanh niên ảnh hưởng thế nào đến dự định khởi sự kinh doanh. Luận án đã kiểm định lại nhiều biến còn tranh luận, chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu trước đây (nhận thức kiểm soát hành vi, kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, truyền thống kinh doanh gia đình, Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ) và một số biến mới trong môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội có nhiều nét đặc trưng như Việt Nam (yếu tố thuộc về bản thân, yếu tố liên quan đến giáo dục khởi sự kinh doanh).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra như sau: giáo dục khởi sự kinh doanh có tác động rất mạnh đến thái độ với khởi sự kinh doanh. Đồng thời, trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên thì thái độ với khởi sự kinh doanh và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất, kinh nghiệm khởi sự kinh doanh có tác động yếu nhất. Luận án chỉ ra có sự khác biệt giữa các trạng thái nghề nghiệp, tức là ảnh hưởng giữa các nhân tố đến dự định khởi sự kinh doanh có sự khác nhau giữa nhóm sinh viên và nhóm đã đi làm.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án có đề xuất một số hàm ý chính sách tới các cơ quan quản lý, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các trường đại học, học viện nhằm thúc đẩy khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam; trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng thái độ tích cực của thanh niên Việt Nam với khởi sự kinh doanh, đổi mới giáo dục khởi sự kinh doanh theo hướng tăng cường trải nghiệm cho thanh niên ngay từ khi còn học phổ thông, hoàn thiện khung pháp lý về khởi nghiệp, về sỡ hữu trí tuệ, về đầu tư mạo hiểm, đặc biệt cần có các chương trình hỗ trợ khởi sự kinh doanh cho thanh niên nông thôn.

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis name: Factors affecting entrepreneurial intention of Vietnamese youths

Major: Economic Management (Management Science)

Training institute: National Economics University

New academic, theoretical contributions

Entrepreneurial intention (EI) is influenced by rather plenty of different factors. Apart from factors sharing similar research findings (Elfving et al., 2009; Shariff & Saud, 2009, Linan & Chen, 2009, Tong et al., 2011) in many countries, such as: attitude and perception, subjective norm, personality traits; there are still other factors whose research results are inconsistent, namely: perceived behavioural control, entrepreneurial education, personality traits, entrepreneurial experience, family business tradition, Governmental supportive policies. Such difference is probably due to distinguished context and culture of each country. The thesis’s theoretical research model inherits 3 fundamental factors (attitude, subjective norm, perceived behavioural control) from the theory of planned behavior (TPB), Shapero’s model of entrepreneurial event (SEE) and factors concluded from previous studies (attitude towards money, need for achievement, entrepreneurial education, entrepreneurial experience); supplements a new factor, Governmental supportive policies, with little testing by experimental research.

The thesis measures EI levels of Vietnamese youths, meanwhile, discusses how the possibility of existing differences in employment status, gender, parental occupation, expertise, living areas of the youths affects EI. The thesis has tested controversial factors of previous studies (perceived behavioural control, entrepreneurial experience, family business tradition, Governmental supportive policies) and several new factors in typical Vietnam’s cultural, economic and social environment (factors belonging to personality and factors related to entrepreneurial education).

New findings, proposals from the thesis survey and research results

The research findings indicate that entrepreneurial education has strong influence on attitude towards entrepreneurship. At the same time, among the factors directly affecting EI of the youths, attitude towards entrepreneurship and perceived behavioural control have the strongest influence whereas entrepreneurial experience has the weakest one. The thesis shows out differences between employment statuses, i.e., influences of the factors on EI are different between students and young worker youths.

Based on the research findings, the thesis has proposed a number of implicative policies to managerial authorities, Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee, universities and institutions to promote EI of Vietnamese youths, emphasizing the importance of nourishing positive attitude towards entrepreneurship of Vietnamese youths, renovating entrepreneurial education by increasing practical experience for the youths from secondary schools, completing legal framework for entrepreneurship, intellectual property rights, venture capital, especially having supportive programs to promote entrepreneurship for the youths in rural areas.

Nghiên cứu sinh Trần Thị Diên bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

Ngày 27/02/2020, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu sinh Trần Thị Diên đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang”.

Dự buổi lễ có đại biểu, lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các nhà khoa học là thành viên Hội đồng chấm luận án, cán bộ hướng dẫn; Đoàn Trường Đại học Tân Trào do TS. Nguyễn Khải Hoàn - Phó Hiệu trưởng làm Trưởng đoàn và các thành viên.

Dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng Luận án đã đạt được một số điểm mới đáng chú ý:

Luận án đã luận giải và phát triển lý luận về sản xuất cam theo hướng hàng hóa trên các khía cạnh: Khái niệm và bản chất phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa; vai trò và yêu cầu của phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa; các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa; nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa; Đã phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ; Đã vận dụng các phương pháp và đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở nghiên cứu.

Luận án đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang theo các nội dung: chủ trương, chính sách;  quy hoạch và quản lý quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng; ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực; phát triển thương hiệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm; kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất cam hàng hóa. Cùng với đó, đề tài đã làm rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đã đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất cam và đề xuất được hệ thống giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong những năm tiếp theo.

Hội đồng chấm luận án đánh giá Luận án là công trình khoa học độc lập và công phu, nghiêm túc, thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Luận án đáp ứng đầy đủ về nội dung và hình thức là một luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp. Hội đồng nhất trí với 7/7 phiếu tán thành về việc công nhận trình độ và cấp Bằng Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Trần Thị Diên.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi bảo vệ:

TS. Nguyễn Khải Hoàn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào chúc mừng tân Tiến sĩ Trần Thị Diên

Hội đồng chấm Luận án chụp ảnh lưu niệm cùng tân Tiến sĩ Trần Thị Diên

Đồng nghiệp và bạn bè chúc mừng tân Tiến sĩ Trần Thị Diên

Gia đình chúc mừng tân Tiến sĩ Trần Thị Diên

Tin: TT TT-TV; Ảnh: Trần Thị Diên

Toàn cảnh Hội đồng đánh giá luận án của NCS. Nguyễn Thị Thanh Hòa

Tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ nổi bật của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt nhằm chứng minh ngôn ngữ thực hiện chức năng xã hội.

Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ của bài báo tạp chí  trong hai ngôn ngữ từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống.

Kết quả của luận án phần nào hỗ trợ các nghiên cứu viên, chuyên viên, sinh viên trong lĩnh vực Tài chính lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học trong việc biên soạn, thiết kế giáo trình, tài liệu tham khảo, viết và đăng tải các bài báo khoa học chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Ý nghĩa và đóng góp mới về khoa học của luận án

Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp thêm vào xu hướng phân tích diễn ngôn, cụ thể là phân tích diễn ngôn khoa học trong tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống bằng việc tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh  và tiếng Việt.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nghiên cứu viên, học giả, sinh viên sử dụng ngôn ngữ khoa học phù hợp trong việc viết các bài báo đăng tạp chí và báo cáo khoa học trong lĩnh vực tài chính nhằm truyền tải thông tin, tác động tới người đọc trong cộng đồng giao tiếp học thuật.

Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.

Tiến sĩ là gì? Đây là một học vị trong hệ thống giáo dục hiện nay. Và để hiểu rõ hơn về tiến sĩ cũng như những quy định liên quan đến quá trình học tập, bảo vệ luận án như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tiến sĩ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học phương Tây. Để đạt được học vị này, bạn cần phải hoàn thành khóa học sau đại học chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu của mình, thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. So với cao học, tiến sĩ sẽ đòi hỏi bạn sẽ phải tập trung vào nghiên cứu độc lập và tiến hành thực hiện một dự án nghiên cứu chính thức của riêng mình. Giải đáp được câu hỏi “cao học là gì?” sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu về bản thân khi so sánh giữa tiến sĩ và cao học.

Phần quan trọng nhất của khóa học tiến sĩ là viết và bảo vệ luận án. Luận án này phải mang lại những đóng góp mới và đáng kể vào lĩnh vực nghiên cứu của bạn, đồng thời phải được viết theo một chuẩn chất lượng cao.

Trong quá trình viết luận án, bạn phải chứng minh rằng mình có kiến thức sâu rộng, khả năng nghiên cứu độc lập và phải trình bày kết quả nghiên cứu của mình một cách thuyết phục.

Sau khi hoàn thành khóa học tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án, bạn sẽ được trao học vị tiến sĩ và có thể tiếp tục nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu. Bạn cũng có thể được tuyển dụng để làm việc trong các cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp với các vị trí cao cấp, yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Học tiến sĩ là một chương trình đào tạo sau đại học, được xây dựng để phát triển kiến thức chuyên môn sâu hơn và nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực nhất định. Mục đích chính của việc học tiến sĩ thường là để trở thành một chuyên gia tại một lĩnh vực cụ thể và phát triển các kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, phát triển các giải pháp sáng tạo,… Cụ thể, các bạn có thể học tiến sĩ để:

Xem thêm: Học hàm học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị

Học tiến sĩ là một quá trình đào tạo cao cấp và phức tạp, đòi hỏi sự cam kết, kiên trì, nỗ lực lớn từ người học. Vì vậy, những ai có đam mê nghiên cứu và mong muốn đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực nhất định thì nên học tiến sĩ.

Cụ thể, những nhóm người cần và nên có bằng tiến sĩ là:

Tuy nhiên, việc quyết định học tiến sĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tài chính, thời gian và mong muốn cá nhân. Bất kỳ ai quyết định học tiến sĩ đều cần suy nghĩ kỹ càng và đánh giá xem liệu mình có đủ kiên trì, sự cam kết để hoàn thành quá trình đào tạo này hay không?

Xem thêm: Đào tạo là gì? Lợi ích & các hình thức đào tạo hiện nay

Để có thể theo học chương trình đào tạo tiến sĩ, các bạn sẽ cần nắm rõ những quy định như sau:

Điều kiện học tiến sĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trường đại học, chương trình tiến sĩ và lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là một số điều kiện chung thường được yêu cầu:

Thời gian học tiến sĩ thường kéo dài từ 4 đến 7 năm tùy thuộc vào chương trình và đề tài nghiên cứu.

Trong quá trình học tiến sĩ, bạn sẽ cần dành khoảng 2,5 năm đầu tiên để làm nghiên cứu. Bước đầu bạn sẽ đào sâu vào kho tàng tri thức, học bổ sung kiến thức,… rồi tiến hành nghiên cứu tài liệu, lập đề cương, thu thập ý kiến đóng góp, thu thập số liệu, nghiền ngẫm dữ liệu,… Với các chương trình yêu cầu viết báo, thời gian để một bài viết khoa học được bình duyệt kéo dài khoảng 1 năm. Tuy nhiên, nếu đề tài đi sâu vào các lĩnh vực mới, những “vùng đất” ít người dám đi, việc nghiên cứu có thể kéo dài lâu và khó có thể ra sản phẩm trong thời gian ngắn.

Điều quan trọng nhất để hoàn thành chương trình tiến sĩ là qua hội đồng phản biện độc lập ở năm cuối cùng. Quá trình này có thể kéo dài từ 4 đến 5 tháng, trong khi tổng thời gian làm hồ sơ phản biện, phản hồi, bảo vệ, lập hội đồng có thể sẽ kéo dài khoảng 1 năm.

Vì vậy, thời gian học tiến sĩ dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình, đề tài nghiên cứu, quá trình phản biện và bảo vệ.

Các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay đang cung cấp chương trình đào tạo tiến sĩ với mức học phí trung bình khoảng 16 triệu đồng/năm cho các ngành, ngoại trừ y – dược với mức học phí gần 32 triệu đồng/năm.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức học phí này rất thấp, chẳng hạn như Anh với mức học phí khoảng 15,000 – 16,000 Bảng/năm; Úc với mức học phí từ 22,000 – 40,000 AUD/năm; Hà Lan với mức học phí khoảng 13,000 – 20,000 EUR/năm; Singapore với mức học phí khoảng 20,000 – 25,000 SGD/năm,…

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chi phí học tập có thể thay đổi tùy thuộc vào chương trình và trường đại học cụ thể.

Xem thêm: Cao học là gì? Một số điều bạn nên cân nhắc trước khi học cao học