Một bản lý lịch ấn tượng có thể giúp quý vị có được công việc mong muốn. Tìm 10 lời khuyên sơ yếu lý lịch hữu ích. Tìm hiểu cách tạo sơ yếu lý lịch và hiểu các loại sơ yếu lý lịch khác nhau. Xem lại các mẫu và bắt đầu với mẫu của chúng tôi.

Hãy nhờ một người bản xứ nói Tiếng Anh đọc lại hồ sơ xin việc của bạn.

Lỗi chính tả và ngữ pháp có thể phản ánh không tốt về bạn. Một hồ sơ xin việc tốt với ngữ pháp và chính tả chính xác cho thấy khả năng thông thạo tiếng Anh của bạn.

Kể vào các kỹ năng ngôn ngữ của bạn.

Liệt kê bất kỳ ngôn ngữ nào bạn có thể sử dụng, kể cả khi bạn chỉ nói hoặc viết những ngôn ngữ đó. Thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ là ưu thế. Đừng liệt kê ngôn ngữ tiếng Anh. Bạn hãy cho thấy bạn thông thạo tiếng Anh bằng cách trình một hồ sơ xin việc tốt có ngữ pháp, cách viết hoa và định dạng rõ ràng.

Liệt kê trình độ học vấn của bạn. Bao gồm các khóa học trực tuyến và chương trình đào tạo khác.

Nếu bạn có bằng cấp, hãy đưa vào thông tin về trường đại học hoặc cao đẳng bạn đã theo học. Bắt đầu với bằng cấp gần đây nhất mà bạn có.

Nếu bạn không học đại học, hãy liệt kê bất kỳ lớp học và chương trình đào tạo trực tuyến nào bạn đã tham gia để tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình.

Kể kinh nghiệm làm việc gần đây nhất của bạn, đặc biệt nếu bạn đã có một công việc ở Mỹ.

Liệt kê kinh nghiệm làm việc gần đây nhất của bạn ở trên cùng. Điều quan trọng là phải liệt kê hết bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào mà bạn đã có tại Mỹ. Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, hãy cân nhắc các công việc tình nguyện hoặc tập sự tại một công ty Mỹ.

Mẫu hồ sơ xin việc chuẩn năm 2024

Bạn có thể tham khảo các mẫu hồ sơ xin việc chuẩn năm 2024 ở các đường dẫn sau:

5 lưu ý nhỏ giúp hồ sơ xin việc của bạn chuyên nghiệp hơn

Tạo hồ sơ đặc thù theo công việc.

Thường có những cách bạn có thể thay đổi một chút hồ sơ xin việc của mình để có chức danh và mô tả phù hợp với những tiêu đề được liệt kê trong mô tả công việc. Nếu một công việc bạn đã làm là tương tự nhưng bạn chỉ sử dụng một chức danh khác, bạn có thể thay đổi chức danh cho phù hợp. Xem lại trách nhiệm của công việc và các kỹ năng cần thiết. Hãy chắc chắn liệt kê bất kỳ các trách nhiệm và kỹ năng liên quan trong hồ sơ của bạn.

Đặt tên và thông tin liên hệ của bạn ở trên cùng.

Hãy chắc chắn rằng nó dễ đọc. Hãy in đậm tên của bạn và cân nhắc sử dụng tên rút gọn để các nhà tuyển dụng có thể đọc một cách dễ dàng. Đừng bao gồm tên đệm của bạn, đặc biệt nếu nó dài.

Hãy chắc chắn hồ sơ bao gồm kinh nghiệm làm việc tình nguyện của bạn.

Nhiều người tị nạn và nhập cư không liệt kê nhiều cách họ giúp đỡ cộng đồng của mình. Ví dụ, nhiều người tị nạn mà chúng tôi biết sẽ phiên dịch cho các thành viên khác của cộng đồng mình. Họ làm điều này vì sự tử tế và bởi vì đó là một phần của cộng đồng của họ. Bạn nên đưa hoạt động tình nguyện này vào hồ sơ của mình nếu việc đó không phải là cho những thân của bạn.

Đọc hướng dẫn về cách gửi hồ sơ xin việc của bạn một cách cẩn thận.

Hầu hết các công ty cần bạn đăng tải hồ sơ xin việc của ứng viên lên trang web của họ hoặc ứng tuyển trực tuyến. Đừng bỏ qua các bước. Thực hiện theo các hướng dẫn và đảm bảo rằng bạn cung cấp tất cả các thông tin cần thiết. Nếu bạn không làm theo hướng dẫn cẩn thận, các nhà tuyển dụng có thể bỏ qua hồ sơ của bạn.

Một số ứng tuyển yêu cầu phải có một thư xin việc. Thư xin việc có thể bao gồm nhiều chi tiết hơn về kinh nghiệm và trình độ của bạn. Tài liệu này giúp bạn giới thiệu bản thân.

Gửi hồ sơ xin việc của bạn dưới dạng tài liệu PDF.

Nếu bạn gửi hồ sơ xin việc của mình dưới dạng tài liệu Microsoft Word hoặc một loại tệp khác, nó có thể bị thay đổi hoặc định dạng có thể không giữ nguyên. Tốt hơn là gửi nó dưới dạng tệp PDF để trông chính xác như bạn muốn.

Sử dụng số điện thoại và địa chỉ email tại Mỹ.

Không sử dụng số quốc tế hoặc số WhatsApp. Viết số điện thoại của bạn bằng định dạng tiêu chuẩn của Mỹ. Mã vùng phải được đặt trong dấu ngoặc đơn và phân cách với dãy số bằng dấu gạch ngang: (123) 456-7890

Không sử dụng một địa chỉ email gây nhầm lẫn hoặc một địa chỉ có đuôi ở nước ngoài.

Hồ sơ của người ít kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ cần phải viết một hồ sơ dành cho người ít kinh nghiệm. Các công việc cần rất ít sự đào tạo và tập huấn thì được gọi là công việc dành cho người ít kinh nghiệm

Hồ sơ xin việc loại này nên bao gồm:

Hồ sơ xin việc chuyên nghiệp dành cho những người lao động đã có kinh nghiệm. Hồ sơ xin việc chuyên nghiệp nên bao gồm:

Mẹo: Cân nhắc thêm liên kết đến trang web chuyên nghiệp hoặc hồ sơ LinkedIn của bạn. Tùy thuộc vào công việc, thêm vào các sản phẩm mẫu trực tuyến về công việc của bạn.

Tải xuống mẫu hồ sơ dạng tài liệu word để điền vàoTải xuống mẫu hồ sơ và định dạng mẫu theo đặc thù công việcVideo và mẫu hướng dẫn cách thực hiện Công cụ thiết kế hồ sơ xin việc của Upwardly Global

Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin dễ hiểu được cập nhật thường xuyên. Thông tin này không phải là tư vấn pháp lý.

Bạn muốn tìm kiếm thông tin cụ thể?

Để có thể nhận được một công việc với mức lương và môi trường làm việc tốt bước đầu người lao động cần một hồ sơ xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy, cách để tạo một bộ hồ sơ xin việc như thế nào? Và hồ sơ xin việc gồm những gì? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bộ hồ sơ xin việc chuẩn năm 2024 sẽ bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ xin việc hay hồ sơ ứng tuyển (còn được gọi bằng các tên phương Tây như Résumé, Curriculum Vitae viết tắt là CV) là một tập văn bản, tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, phần sơ yếu lý lịch thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động.

Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ xin việc là một bộ tài liệu quan trọng để ứng viên giới thiệu bản thân và khả năng của mình với nhà tuyển dụng thường bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) 01 bản sơ yếu lý lịch tự thuật (có dấu kèm chữ ký xác nhận của địa phương).

(2) 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy).

(3) 01 Bản CV xin việc, ứng viên có thể nộp 1 bản CV định dạng PDF qua mail cho nhà tuyển dụng.

(4) Bản sao có chứng thực các giấy tờ cá nhân CMND/ thẻ CCCD, giấy khai sinh.

(5) Bản sao có công chứng các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến vị trí công ứng tuyển.

(6) 01 Giấy khám sức khoẻ (còn thời hạn trong vòng 6 tháng).

Hồ sơ xin việc là giấy tờ quan trọng để ứng viên giới thiệu về bản thân

(1) Sơ yếu lý lịch tự thuật là bản khai thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tích và các thông tin khác liên quan đến quá trình học tập và làm việc của ứng viên giúp nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.

Sơ yếu lý lịch cần được công chứng và có dấu xác nhận của UBND địa phương nơi bạn sinh sống.

(2) Đơn xin việc là một bức thư gửi đến nhà tuyển dụng để bày tỏ sự quan tâm và mong muốn làm việc tại công ty. Đơn xin việc cần viết rõ ràng, súc tích, không quá dài và có chữ ký của bạn. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy, tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trong một số công việc yêu cầu cao tính cẩn thận thì nét chữ đẹp có thể là một điểm cộng của ứng viên đối với nhà tuyển dụng.

(3) CV xin việc hay hồ sơ năng lực là một bản tóm tắt về bản thân và khả năng của bạn, bao gồm các mục như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích và tham chiếu. CV xin việc cần trình bày một cách sạch sẽ, khoa học và logic. Bạn có thể dùng các mẫu CV có sẵn hoặc tự thiết kế theo phong cách của mình.

CV nên được trình bày một cách ngắn gọn và tổng quan nhất về các công việc của bạn đã làm, thể hiện được trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Bạn nên khéo léo sử dụng các "Từ khóa" mà nhà tuyển dụng có thể đang tìm kiếm có liên quan đến vị trí ứng tuyển, từ ngữ có xu hướng PR bản thân (không khoe khoang) và từ ngữ thể hiện sự tích cực và nhiệt huyết sẽ dễ để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng hơn.

Các công cụ thiết kế CV phổ biến hiện nay như Canva, Photoshop, Powerpoint, Word... hoặc bạn có thể sử dụng các mẫu CV có sẵn trên các website như: Vietnamwork , TopCV, vieclam24h...

CV ứng tuyển nên được trình bày ngắn gọn trong một trang A4, chỉ nêu ra các kinh nghiệm làm việc có liên quan đến công việc ứng tuyển.

(4) Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy khai sinh (bản photo có công chứng): là các giấy tờ hành chính liên quan đến nhân thân của bạn. Bạn cần photo các giấy tờ này và công chứng ở các cơ quan có thẩm quyền.

Khi ứng viên trúng tuyển các giấy tờ này sẽ được dùng làm căn cứ để lập hồ sơ và hợp đồng lao động với ứng viên.

Đối với giấy tờ cá nhân là sổ hộ khẩu đã có quy định chính thức về việc bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023 vậy nên trong hồ sơ xin việc 2024 sẽ không còn giấy tờ này.

(5) Các loại bằng cấp, chứng chỉ: là các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn và kỹ năng của bạn. Bạn cần photo và công chứng các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.

(6) Giấy khám sức khỏe: là một giấy tờ chứng minh bạn có đủ sức khỏe để làm việc. Giấy khám sức khỏe cần được cấp trong vòng 6 tháng gần nhất và có dấu của cơ sở y tế uy tín.

Giấy khám sức khỏe xin việc có 2 loại theo khổ giấy A4 và khổ giấy A3 tùy theo vị trí công việc và yêu cầu từ nhà tuyển dụng.

(7) Ảnh chân dung: là một ảnh chụp khuôn mặt của bạn trong khoảng 6 tháng gần nhất. Ảnh cần rõ nét, không che mặt hoặc có hiệu ứng. Bạn cần mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề và có thái độ tự tin.

Ứng viên chuẩn bị tối thiểu 04 ảnh thẻ chân dung kèm trong bộ hồ sơ. Ngoài ảnh thẻ 4x6 dán ngoài bìa hồ và ảnh dán trên bản sơ yếu lý lịch thì ứng viên cần bổ sung 2 hoặc 3 ảnh thẻ khác (kích cỡ 3x4 hoặc 4x6).

Đối với một số vị trí công việc có yêu cầu về ngoại hình của ứng viên thì ảnh thẻ là vô cùng quan trọng, giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ ứng viên phù hợp hay không. Từ ảnh thẻ ứng viên cũng có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Đây là những loại giấy tờ phổ biến trong hồ sơ xin việc. Tùy theo ngành nghề và yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể cần bổ sung hoặc lược bớt một số loại giấy tờ khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là nhiều đơn vị tuyển dụng không có yêu cầu công chứng một số giấy tờ trong hồ sơ ứng tuyển mà bạn sẽ thực hiện bổ sung bản công chứng hoặc dấu của địa phương sau khi đã nhận được thông báo trúng tuyển. Điều này nhằm đơn giản thủ tục, tiết kiệm công sức và chi phí cho ứng viên.

Vì vậy khi đã xác định nộp hồ sơ cho đơn vị tuyển dụng bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng về các giấy tờ làm hồ sơ cần thiết và loại giấy tờ nào là bắt buộc công chứng để tránh lãng phí.