Theo học thuyết của Y học cổ truyền, âm dương cân bằng thì cơ thể mới khoẻ mạnh. Người bệnh đang mắc hư hàn có nghĩa là phần dương trong cơ thể đang suy yếu dẫn đến xuất hiện các triệu chứng mang tính hàn như chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt. Vậy chứng hư hàn là gì, người mắc chứng hư hàn nên làm gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Gợi ý một số món ăn cho người mắc chứng hư hàn
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ, gạo tẻ nấu chung đến khi thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món này có công dụng bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.
Cháo thịt dê: Thịt dê rửa sạch, thái miếng, nên luộc với một củ cải để loại bỏ mùi, sau đó vớt củ cải ra, cho gạo vào hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món ăn này giúp làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi thể chất hư hàn, chịu rét kém.
Cháo tôm: Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi nấu chung với gạo đến khi thành cháo và thêm gia vị, ăn khi nóng. Cháo tôm thích hợp dùng cho người mắc chứng hư hàn, sợ lạnh, đau mỏi lưng gối.
Cháo cá: Thịt cá lọc xương, thái miếng, ướp chung với gia vị và gừng thái chỉ, cho vào nồi với cháo gạo đã ninh nhừ trước đó, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Món này giúp kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc, chống lạnh, thích hợp với người tỳ vị hư hàn, mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng.
Cháo hải sâm: Hải sâm ngâm nước cắt lát nấu chung với đại táo và gạo tẻ thành cháo, ăn nóng. Hải sâm giúp kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ hàn.
Hy vọng với thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu được chứng hư hàn là gì và một số vị thuốc, món ăn có thể dùng cho người hư hàn. Hãy chú ý đến sức khoẻ của bản thân để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh diễn biến âm thầm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Mẹo giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh
Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)
Tác động của CO2 đến môi trường là gì:
Khi lượng CO2 trong khí quyển tăng, nó tạo ra hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, tan băng, mực nước biển dâng cao, và thay đổi hệ sinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán cũng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.(2)
Bằng cách hấp thụ carbon dioxide (CO2) từ khí quyển, đại dương làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng khi bị nước biển hấp thụ, khí nhà kính sẽ gây ra các phản ứng hóa học, khiến đại dương trở nên có tính axit hơn.
Axit hóa và sự nóng lên của đại dương ảnh hưởng đến các sinh vật biển, đặc biệt là những loài có vỏ hoặc bộ xương làm từ calcium carbonate, như san hô, động vật thân mềm và một số loài sinh vật phù du. Điều này có thể làm rối loạn mạng lưới thức ăn biển và đa dạng sinh học.(3)
Điều kiện khí hậu thay đổi buộc nhiều loài phải di chuyển đến khu vực mới, thay đổi hệ sinh thái và có thể dẫn đến mất đa dạng sinh học. Một số loài có thể không thể thích nghi hoặc di chuyển, dẫn đến tuyệt chủng. Đồng thời, thời gian của các sự kiện tự nhiên như ra hoa, di cư và sinh sản bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Những thay đổi này có thể làm rối loạn các mối quan hệ sinh thái và mạng lưới thức ăn.
Nồng độ CO2 cao có thể góp phần vào chất lượng không khí kém, làm trầm trọng thêm các bệnh về hô hấp như hen suyễn và các bệnh về phổi khác. Ngoài ra, nhiệt độ tăng có thể dẫn đến mức ozone mặt đất cao hơn, một chất gây ô nhiễm không khí có hại.
Khái niệm về tín chỉ Carbon:
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (CO2e) vào bầu khí quyển.
Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.(5)
Thực trạng chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về hiện trạng, kết quả và hành động liên quan đến chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam.
Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải CO2, bao gồm việc thiết lập hệ thống chứng chỉ giảm phát thải. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện(6)
Giảm phát thải CO2 là một trong những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ môi trường và duy trì khí hậu ổn định. Chứng chỉ giảm phát thải đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng phát thải và đầu tư vào công nghệ sạch. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, cùng với việc cải tiến liên tục các cơ chế và chính sách liên quan.
Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang dần được hoàn thiện và đã đạt được một số kết quả tích cực. Với các hành động cụ thể và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việc thu lợi nhuận từ việc bán tín chỉ Carbon đã thu lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho Việt Nam. Cụ thể tại Quảng Bình đã nhận 82,4 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon của 469.317 ha rừng. Bộ NN-PTNT cho biết, có đến 6 tỉnh tham gia Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) với đại diện là Bộ NN-PTNT và Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn 2018 – 2024. Theo thỏa thuận trên, trong năm 2023, VN đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2e cho WB với tổng số tiền nhận về là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT còn ký “Ý định thư về mua bán giảm phát thải” với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) cho 11 tỉnh vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ. VN sẽ chuyển nhượng cho Emergent khoảng 5,15 triệu tấn CO2e với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD) cho giai đoạn 2022 – 2026. Như vậy có thể thấy những tín hiệu tích cực trong việc vận hành và sử dụng tín chỉ Carbon tại Việt Nam(7)
Bệnh cầu thận có thể xuất hiện độc lập hay biểu hiện dưới triệu chứng của hội chứng thận hư. Bệnh được phân loại thành nhiều thể khác nhau, chia thành nhóm theo mức độ tiến triển bệnh. Vậy triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh cầu thận là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nephron là đơn vị cấu trúc, chức năng của thận. Nephron gồm hai phần là cầu thận và ống thận. Cầu thận gồm một túi bọc bên ngoài và một cuộn mạch ở bên trong. Ống thận là một ống có nhiều khúc lượn, một đầu liên tiếp với cầu thận, đầu kia đổ vào ống góp.
Một trong những chức năng quan trọng của thận là tạo nước tiểu để đào thải nước, những sản phẩm cặn bã của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Máu được đưa vào thận với lưu lượng lớn (1200ml/phút), sau đó tới cuốn mạch trong cầu thận. Tại đây một lượng huyết lớn (120ml/phút) từ máu qua màng lọc cầu thận di chuyển vào trong khoang nước tiểu của cần thận, tạo ra nước tiểu đầu tiên.
Vì cấu trúc màng lọc cầu thận mà protein (albumin) và những tế bào máu được giữ lại trong máu. Nước tiểu đầu tiên từ cầu thận di chuyển qua ống thận. Tại ống thận nước tiểu đầu tiên được tái hấp thu nước, trao đổi ion, sau đó di chuyển qua ống góp tạo thành nước tiểu cuối, đổ vào bể thận rồi theo niệu quản xuống bàng quang trước khi thải ra khỏi cơ thể.
Bệnh cầu thận xảy ra khi có tổn thương tới cấu trúc, khiến hoạt động của chức năng cầu thận bị thay đổi. Nếu tổn thương giới hạn tại cầu thận được gọi là bệnh cầu thận nguyên phát. Những bệnh lý toàn thân gây tổn thương nhiều cơ quan, trong đó có thận, bệnh lý ở cầu thận khi đó được gọi là bệnh cầu thận thứ phát.