Giới thiệu về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

Đồng Tháp rộng bao nhiêu km2? Dân số Đồng Tháp bao nhiêu người?

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích của tỉnh là 338.384 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện, với 119 xã, 8 thị trấn và 17 phường. Vị trí của tỉnh trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông.

Năm 2015, dân số của tỉnh Đồng Tháp là 1.684.261 người. Trong đó dân số thành thị là 299.248 người chiếm 17,77%, dân số nông thôn là 1.385.013 người chiếm 83,23% tổng dân số. Mật đô dân số trung bình 499 người/km2, trong đo mật độ cao nhất là ở 2 thành phố lớn: Cao Lãnh và Sa Đéc tương ứng 1.529 người/ km2 và 1.747 người/ km2. Chất lượng dân số được cải thiện đáng kể và đang ở giai đoạn cơ cấu dân số Vàng (có hơn 02 người trong độ tuổi lao động/01 người trong độ tuổi phụ thuộc).

Dòng sông Tiền chảy qua Đồng Tháp dài 132 km chia tỉnh này thành 2 vùng lớn. Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình bằng phẳng, còn vùng phía Nam sông Tiền là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu lại có địa hình dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, thường bị ngập nước vào mùa lũ hằng năm. Hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh Đồng Tháp khá phong phú với quốc lộ 30 giáp quốc lộ 1A tại ngã 3 An Hữu (Cái Bè – Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, quốc lộ 80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang, quốc lộ 54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà Vinh, tuyến đường N2 nối quốc lộ 22 và quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam.

Tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Đồng Tháp thuộc miền nào?

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Tỉnh Đồng Tháp là nơi một nhánh của sông Mekong chảy vào lãnh thổ Việt Nam tạo nên sông Tiền. Đây cũng là tỉnh duy nhất có diện tích nằm ở cả hai bên bờ của nhánh sông này. Tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý từ 10°07′ – 10°58′ vĩ độ Bắc và từ 105°12’ – 105°56′ kinh độ Đông.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là: 03 thành phố: Sa Đéc, Hồng Ngự, Cao Lãnh; 09 huyện: Hồng Ngự; Lấp Vò; Cao Lãnh; Lai Vung; Châu Thành; Thanh Bình; Tân Hồng; Tháp Mười; Tam Nông. Trong đó, TP. Cao Lãnh là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa của tỉnh.

Tỉnh Đồng Tháp có hai cửa khẩu quốc tế lớn là cửa khẩu Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và cửa khẩu Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng với 05 cặp cửa khẩu phụ. Tỉnh Đồng Tháp cách TP HCM khoảng 165 km về phía Tây Nam. Tỉnh Đồng Tháp có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển.

Địa hình của tỉnh được chia thành 2 khu vực lớn là:

Tỉnh Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,19°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 1.170 – 1.520 mm. Điều kiện khí hậu của tỉnh Đồng Tháp tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện.