Để giúp bạn có được trải nghiệm học tập tiếng Anh tốt nhất, hãy cùng khám phá VIA English Academy - nơi khai phóng tiềm năng ngôn ngữ qua bài viết sau đây!
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHẤT LƯỢNG
Tại VIA, mỗi Giáo viên đều có kiến thức sâu về tiếng Anh và trình độ bằng IELTS cao, được đào tạo theo các chứng chỉ như TESOL, TEFL,... cùng nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và hiểu rõ cách học của từng học viên để tạo ra kế hoạch luyện thi IELTS phù hợp.
Đội ngũ Giáo viên của trung tâm không chỉ giảng dạy mà còn hướng dẫn và động viên Học viên theo đuổi đam mê học ngoại ngữ. Các Giáo viên luôn tạo điều kiện thuận lợi để Học viên tự tin thực hành tiếng Anh, tham gia các hoạt động giao tiếp và phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên.
MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HIỆN ĐẠI
Đến VIA không chỉ là để học tiếng Anh, mà còn là một trải nghiệm không gian công nghệ tiên tiến, với cơ sở vật chất hiện đại và không gian vũ trụ đầy kỳ diệu. Học viên được trải nghiệm một không gian học tập tiên tiến, độc đáo - nơi mà kiến thức và sự sáng tạo hội tụ, giúp Học viên trải nghiệm lộ trình học tiếng Anh thú vị chưa từng có.
VIA sở hữu môi trường học tập hiện đại với trung tâm E-learning tiên tiến và hệ thống Learning Management System (LMS) tối ưu, giúp Học viên dễ dàng tiếp cận và quản lý nội dung học tập. VIA đảm bảo môi trường học tập là 100% English Zone, giúp Học viên tự nhiên nâng cao khả năng tiếng Anh.
Tự hào là nơi gắn kết ngôn ngữ và tương lai, VIA English Academy - Cùng bạn khai phóng tiềm năng ngôn ngữ để chắp cánh cho sự thành công và sự nghiệp của bạn.
Hãy bắt đầu hành trình học tập tiếng anh cho người mới bắt đầu hay nâng cao bản thân tại Học viện Anh ngữ Việt Nam và khám phá những cánh cửa mới mở ra trước mắt!
DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Vinh Nguyễn, Chủ tịch Tổ chức Người Việt toàn cầu về kinh doanh và đầu tư (VBI Global) có trụ sở tại Mỹ, về vấn đề này.
Hoa Kỳ vẫn luôn nổi danh với các đế chế kinh doanh của họ. Theo ông, có những đặc trưng nào làm nên văn hóa kinh doanh của người Mỹ?
Người Mỹ đề cao tinh thần cá nhân, cho nên trong kinh doanh họ thường khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong công việc của từng cá nhân.
Bên cạnh đó, người Mỹ thường giao tiếp trực tiếp, cởi mở và thẳng thắn. Họ thường tập trung vào kết quả cuối cùng, không quá quan tâm đến các thủ tục rườm rà.
Mặc dù có sự khuyến khích cá nhân sáng tạo, nhưng họ vẫn nhấn mạnh vào việc làm nhóm. Đối với doanh nghiệp Mỹ, những kết quả tốt nhất có thể đến được từ việc hợp tác.
Sở dĩ người Mỹ có thể “chiến thắng thị trường” là bởi tư duy tập trung vào khách hàng của họ. Doanh nghiệp Mỹ thường xem khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Trong đó, việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng phải là ưu tiên hàng đầu.
Các doanh nhân Mỹ luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới mẻ và thay đổi cách làm việc để phù hợp với tình hình thực tế. Trong kinh doanh, người Mỹ thường chấp nhận rủi ro và sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới.
Một đặc điểm của các doanh nghiệp Mỹ là họ xây dựng và duy trì được một giá trị cốt lõi và tầm nhìn xuyên suốt qua nhiều năm. Theo ông, họ làm được điều đó như thế nào và nó ý nghĩa gì đối với hoạt động kinh doanh của họ?
Các doanh nghiệp tại Mỹ xác định giá trị và tầm nhìn thông qua quá trình tham vấn nội bộ. Không chỉ là suy nghĩ của riêng nhà sáng lập, quá trình đó bao gồm các cuộc họp của ban lãnh đạo, các cuộc khảo sát nhân viên và các cuộc thảo luận với các bên liên quan khác. Quá trình này thường được dẫn dắt bởi ban lãnh đạo cấp cao, những người chịu trách nhiệm xác định các giá trị và tầm nhìn phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông qua các quyết định kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, các giá trị cốt lõi của họ càng được thể hiện rõ nét và nhất quán. Đến một mức độ nào đó, chúng sẽ trở thành nền tảng cho văn hóa doanh nghiệp của công ty và quay trở lại ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có giá trị cốt lõi là “đổi mới”, họ sẽ luôn ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Tập đoàn Apple là một điển hình cho việc đeo đuổi “cái mới” đó…
Theo ông, sự khác nhau căn bản giữa văn hoá kinh doanh của Việt Nam và Mỹ là gì? Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để “mở khóa” tiềm năng thị trường Mỹ?
Văn hóa kinh doanh của Việt Nam và Mỹ dựa trên hai nền văn hóa khác nhau, được hình thành và phát triển dựa trên những nền tảng lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau; mỗi bên đều có những thế mạnh của riêng mình.
Người Mỹ đề cao tinh thần cá nhân, cho nên trong kinh doanh họ thường khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới
Điển hình như trong giao tiếp, người Mỹ thường sử dụng ngôn ngữ trực tiếp và thẳng thắn. Họ không ngại đưa ra ý kiến của mình, ngay cả khi đó là ý kiến trái chiều. Trong khi đó, văn hóa kinh doanh của Việt Nam đề cao tinh thần tập thể, sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Tôi nhận thấy người Việt thường sử dụng ngôn ngữ gián tiếp và khéo léo. Họ thường ngại đưa ra ý kiến trái chiều, vì sợ làm mất lòng đối phương.
Hay nói đến tính thực tế và hiệu quả, văn hóa kinh doanh của Mỹ xoay quanh yếu tố thực tế và hiệu quả. Trong khi đó, cách vận hành kinh doanh của Việt Nam thường chú trọng đến các mối quan hệ, các thủ tục và quy trình nhiều hơn.
Một khác biệt quan trọng khác là tính linh hoạt. Như đã nói, tốc độ thích ứng của doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là các SMEs, rất cao. Trong khi đó, văn hóa kinh doanh của Việt Nam thường coi trọng sự ổn định, truyền thống. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam có tâm lý thận trọng và e ngại khi phải thay đổi hoặc đối mặt với những rủi ro và thách thức mới.
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa văn hóa kinh doanh của Việt Nam và Mỹ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác hiệu quả hơn với đối tác Mỹ.
Để khai thác tốt hơn thị trường Mỹ, tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt nên thực hiện một số việc như sau.
Thứ nhất, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa kinh doanh của Mỹ - điều sẽ giúp họ hiểu được những giá trị và hành vi được coi là phù hợp trong kinh doanh ở Mỹ.
Thứ hai là tôn trọng văn hóa của đối tác. Khi giao tiếp hoặc hợp tác với đối tác Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên tôn trọng văn hóa kinh doanh, thể hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ như chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung cuộc gặp, các tài liệu cần thiết,… Điều này sẽ giúp họ thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng trong mắt các đối tác.
Thứ ba là lắng nghe và thấu hiểu. Trong quá trình giao tiếp hoặc hợp tác, các doanh nghiệp Việt Nam nên lắng nghe và thấu hiểu đối tác. Điều này sẽ giúp họ hiểu được nhu cầu và mong muốn của đối tác, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp.
Startup nông sản Việt tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ có tiềm năng dẫn đầu khách du lịch vào Việt Nam?
Dệt may làm cách nào để giữ vị thế xuất khẩu tại thị trường Mỹ?
Ô tô điện giá rẻ Trung Quốc sẽ "đổ bộ" thị trường Mỹ?
Xe điện VinFast xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Vai trò quan trọng của lĩnh vực môi giới bảo hiểm
Tại Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm năm 2015, đánh giá về vai trò của lĩnh vực môi giới bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm và nền kinh tế-xã hội, các đại biểu đều thống nhất ghi nhận những đóng góp nổi bật, đáng kể của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ở các mặt: Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (bằng kết quả hoạt động góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm tăng trưởng và đóng góp cho ngân sách nhà nước); Góp phần hỗ trợ chính sách an sinh xã hội (tư vấn, môi giới bảo hiểm sức khỏe; hỗ trợ xây dựng chính sách và môi giới tái bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp); Góp phần bảo vệ tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định (tư vấn cho khách hàng đánh giá rủi ro, tham gia bảo hiểm, bảo vệ tài chính, tài sản của mình giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh); Góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị (đồng hành cùng cơ quan quản lý xây dựng các chính sách bảo hiểm mang tính xã hội); Thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế (giúp nhà đầu tư nước ngoài được tư vấn về bảo hiểm an tâm đầu tư tại Việt Nam, giúp kết nối thị trường bảo hiểm Việt Nam với thị trường quốc tế). Như vậy, sự tồn tại và phát triển của lĩnh vực môi giới bảo hiểm là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nền kinh tế-xã hội nói chung.
Yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế
Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) cũng đạt được tốc độ phát triển đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm tăng đều qua từng năm với tốc độ ấn tượng.
Tuy nhiên, có một thực tế là doanh thu và hoạt động môi giới của các DNMGBH chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động của các doanh nghiệp. Quy định hiện hành về quyền lợi của DNMGBH mới chỉ hướng dẫn trường hợp DNMGBH được nhận hoa hồng MGBH sau khi đã thu xếp cho khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm. Hoa hồng MGBH được tính vào trong phí bảo hiểm và do DNBH chi trả.
Trong quá trình hoạt động môi giới, không phải lúc nào cũng dẫn tới việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, và cũng không phải lúc nào việc giao kết hợp đồng bảo hiểm mới là lựa chọn tốt nhất cho khách hàng. DNMGBH thực hiện các nội dung của hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định tại Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm, bao gồm những công việc chính từ cung cấp thông tin về thị trường bảo hiểm; tư vấn, đánh giá rủi ro cho khách hàng; hỗ trợ khách hàng thu xếp, giao kết hợp đồng bảo hiểm; hỗ trợ khách hàng thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Tất cả những nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm này đều mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, và phát sinh chi phí kinh doanh từ DNMGBH. Mặc dù vậy, như đã nêu trên quy định hiện hành mới chỉ hướng dẫn trường hợp khách hàng có giao kết hợp đồng bảo hiểm, tức là có phát sinh phí bảo hiểm, thì DNMGBH mới được nhận hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. Đối với những trường hợp DNMGBH thực hiện tư vấn cho khách hàng về đánh giá, quản trị rủi ro mà khách hàng chưa hoặc không giao kết hợp đồng bảo hiểm thì quy định hiện hành chưa có hướng dẫn về doanh thu từ các hoạt động này.
Theo thông lệ quốc tế, môi giới bảo hiểm là nhà tư vấn giúp khách hàng đánh giá, quản trị rủi ro, hiểu biết về bảo hiểm và tham gia bảo hiểm nhằm đề phòng hạn chế tổn thất. Vì thế, môi giới bảo hiểm giữ vai trò vừa là nhà tư vấn, đồng thời là một kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, đa số các quốc gia thuộc Khối liên minh Châu Âu…, bên cạnh hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm, DNMGBH có nhiều loại hình doanh thu từ hoạt động môi giới bảo hiểm, trong đó có doanh thu từ dịch vụ tư vấn cho khách hàng.
Nhu cầu thị trường, nội lực doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy còn một tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
Hướng dẫn cụ thể để giải phóng tiềm năng
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của thị trường bảo hiểm và nền kinh tế-xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính dự kiến sẽ đề xuất quy định cụ thể hơn về doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm của DNMGBH, cụ thể:
+ Khoản doanh thu từ hoa hồng môi giới bảo hiểm: Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
+ Khoản doanh thu từ các hoạt động tư vấn về thị trường bảo hiểm, tư vấn đánh giá, quản trị rủi ro… (quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Như vậy, trường hợp DNMGBH thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm giúp khách hàng thu xếp, giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNMGBH sẽ được nhận hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. Trường hợp không thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNMGBH có thể nhận được doanh thu từ dịch vụ môi giới bảo hiểm đã cung cấp theo thỏa thuận.
Tư vấn đánh giá, quản trị rủi ro là một thế mạnh của DNMGBH, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc các tập đoàn MGBH hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, rất nhiều khách hàng sử dụng doanh nghiệp MGBH để được tư vấn, đánh giá và hỗ trợ quản trị rủi ro. Như vậy, việc có hướng dẫn cụ thể về doanh thu của DNMGBH trong hoạt động môi giới bảo hiểm sẽ giúp giải phòng tiềm năng và đảm bảo quyền lợi cho DNMGBH, quyền lợi của khách hàng, khẳng định rõ vai trò, vị thế của lĩnh vực MGBH đối với nền kinh tế-xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.