Sinh viên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin học bổng một tháng trước khi đi du học có quá trễ? Dựa trên một tình huống tư vấn có thật, ISA sẽ hướng dẫn các bạn cách thức và thời gian xin học bổng du học lý tưởng.
Các yếu tố cần chuẩn bị để săn học bổng
Xin học bổng không phải là chuyện đơn giản và bạn không thể chỉ đơn thuần điền vào tờ đơn xin học bổng là xong chuyện. Việc đó đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng, từ các “bằng chứng” chứng minh mình xứng đáng để nhận học bổng cho đến thời gian “vàng” để nộp cho các trường đại học. Vì lẽ đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ dưới đây nếu muốn “lọt vào mắt xanh” hội đồng tuyển sinh.
Phải kể đến đầu tiên là bảng điểm trung bình ba năm cấp 3 của bạn tại Việt Nam. Bảng điểm càng đẹp, bạn càng có ưu thế cạnh tranh với những hồ sơ khác. Nếu đã có ý định đi du học từ sớm, bạn nên “chăm chút” thật kỹ bảng điểm của mình. Điều này đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, nhưng bảng điểm là một trong những “át chủ bài” quan trọng giúp bạn ghi điểm với người xét hồ sơ của mình.
Yêu cầu về GPA của các trường sẽ không giống nhau. Thông thường, bạn phải được GPA từ 8.0/10 hoặc 9.0/10 mới có cơ hội nhận học bổng. Hơn nữa, bạn cũng nên cố gắng duy trì phong độ học tập của mình, vì ngôi trường bạn sẽ theo học có thể yêu cầu GPA cả ba năm cấp 3 hoặc chỉ GPA của lớp 12.
Kế đến, để chứng minh năng lực ngoại ngữ của mình, bạn phải sở hữu ít nhất một bằng cấp ngoại ngữ quốc tế, chẳng hạn như IELTS hay TOEFL. Điểm số càng cao, bạn càng có cơ hội giành mức học bổng có giá trị càng lớn. Đối với những trường hot, yêu cầu về điểm IELTS có thể lên đến 8.0 và TOEFL là 90 điểm.
ISA cũng muốn bổ sung thêm một số chứng chỉ quốc tế mà bạn cần phải có trong phần này, đó chính là SAT hoặc ACT – hai yêu cầu phổ biến đối với việc xét học bổng của các trường đại học Mỹ. Số điểm SAT/ACT sẽ tùy thuộc vào từng trường đại học.
Các trường đại học đánh giá rất cao một hồ sơ có liệt kê các hoạt động ngoại khóa. Bởi lẽ những hoạt động này sẽ góp phần thể hiện cá tính, sở thích, đam mê, khả năng và kỹ năng của bạn. Nhà trường sẽ dựa vào những yếu tố này để đánh giá năng lực của bạn một cách toàn diện hơn thay vì chỉ thông qua các thành tích học tập.
Bạn có thể tham gia các hoạt động trong trường, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc tự mình lập nên một câu lạc bộ về một chủ đề mà bạn yêu thích. Thay vì tham gia tràn lan nhiều hoạt động ở mức hình thức, bạn nên tập trung chọn 3 – 4 hoạt động có ý nghĩa để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm cách để “đánh bóng” hồ sơ du học bằng hoạt động ngoại khóa tại đây!
Thư giới thiệu, hay còn gọi là Letter of Recommendation, là lá thư được viết bởi giáo viên, giảng viên, giáo sư hoặc sếp của bạn – những người chịu trách nhiệm đào tạo/quản lý bạn. Nội dung thư chủ yếu là những lời nhận xét về bạn: thời gian học tập/làm việc, khả năng học tập, năng lực làm việc, các kỹ năng nổi bật của bạn,… nhằm tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin xét duyệt học bổng.
Thông qua thư giới thiệu, hội đồng xét tuyển sẽ có nhiều góc nhìn hơn để đánh giá năng lực thật sự của bạn, từ đó quyết định xem bạn có xứng đáng để trao học bổng hay không. Vì tầm quan trọng đó, bạn cần có thời gian tìm người viết thư giới thiệu phù hợp để đảm bảo về độ chính xác và độ thuyết phục của lá thư.
Bạn muốn chuẩn bị một lá thư giới thiệu hiệu quả, đừng bỏ lỡ bài viết này!
Cuối cùng là bài luận cá nhân, Personal Statement (PS). Đây là “vũ khí” để bạn thể hiện mong muốn của bản thân. Một bài PS ấn tượng sẽ giúp bạn nâng cao tỷ lệ thành công khi ghi danh vào các trường hot hoặc nộp đơn xin học bổng.
Tuy bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài PS như những yếu tố còn lại, nhưng bạn cũng cần dành thời gian để kiểm tra tính thuyết phục của bài luận. Thông thường, một bài luận sẽ mất khoảng 1 tháng – 1 năm để hoàn thành.
Tránh ngay những lỗi thường gặp khi viết PS với những lời khuyên này!
Giải đáp những thắc mắc trước khi luyện IELTS
Luyện thi IELTS nói khó cũng không phải nhưng kêu dễ thì cũng không đúng. Để có thể bắt đầu luyện thi IELTS bạn cần vạch ra cho mình một lộ trình nhất định. Đầu tiên, để kiểm tra liệu mình có bị mất gốc tiếng Anh và khả năng tiếng Anh của mình tới đâu, bạn có thể kiểm tra qua một số bài test online. Từ kết quả này bạn sẽ có thể vẽ ra lộ trình một cách hiệu quả nhất.
Đối với những bạn mất gốc tiếng Anh, ACET khuyên bạn không nên quá vội vàng bắt tay ngay vào việc luyện thi IELTS ngay. Bạn cần chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức nền nhất định trước khi bắt đầu luyện thi. Đây là yêu cầu bắt buộc, sự chuẩn bị này sẽ giúp bạn tránh khỏi sự choáng ngợp và chán nản khi học IELTS.
Nếu bạn đang rơi vào tình trạng mất gốc tiếng Anh và bạn không biết bắt đầu từ đâu. Đừng vội lo lắng, hãy tham khảo ngay bài viết: “ Mất gốc Tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu?”
Nên học tiếng Anh cơ bản ở những nguồn nào? Đây là một trong những thắc mắc mà ACET nhận được rất nhiều từ Quý độc giả. Hiện nay, các bạn có thể dễ dàng tìm được rất nhiều nguồn hướng dẫn học tiếng Anh cơ bản từ sách, nguồn online cho tới những trung tâm dạy tiếng Anh. Với mỗi loại hình lại có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào khả năng của bản thân cũng như ngân sách bạn có thể lựa chọn cho mình phương thức phù hợp.
Hiện nay, phương pháp học tiếng Anh từ các ứng dụng được rất nhiều bạn quan tâm và ủng hộ. Không chỉ linh hoạt về thời gian, giá cả hợp lý, các ứng dụng này còn tạo được sự tương tác với người dùng rất tốt. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tham khảo kênh học này. Tham khảo thêm những kênh ứng dụng phổ biến nhất qua bài viết: “8 ứng dụng học tiếng Anh miễn phí giúp bạn nâng cao trình độ không thể bỏ qua”
Việc lựa chọn cho mình một lộ trình luyện IELTS phù hợp sẽ tùy thuộc vào mục tiêu của bạn. Dựa trên mục tiêu điểm IELTS, bạn sẽ có thể tham khảo những nguồn để có thể giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là một ví dụ về lộ trình luyện IELTS từ 0 – 6.0 bạn có thể tham khảo:
Ở giai đoạn đầu tiên bạn không cần thiết phải học các ngữ pháp chuyên sâu. Hãy bắt đầu với việc học ngữ pháp cơ bản, học từ vựng và phát âm. Để tăng thêm tính hứng thú bạn có thể lựa chọn những nhóm từ vựng theo chủ đề. Bên cạnh đó, chúng ta cần làm quen thêm với các đoạn hội thoại giao tiếp cơ bản.
Với giai đoạn thứ 2, khi bạn đã bắt đầu có kiến thức nền tảng. Chúng ta sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào việc chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi IELTS. Việc nắm bắt rõ cấu trúc đề thi là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Bên cạnh học từ vựng và ngữ pháp, bạn cần trang bị cho mình thêm các kỹ năng giúp củng cố kỹ năng Skimming và Scanning (cho phần đọc). Trong giai đoạn này, việc nghe và chép chính tả sẽ giúp bạn củng cố kiến thức rất nhiều.
Thời điểm này, bên cạnh việc ôn luyện các dạng bài, trong thời gian 2 tháng còn lại, bạn nên bắt đầu làm thử các bài test IELTS hoàn chỉnh. Dựa trên những kết quả đó, bạn có thể xác định liệu trình độ của mình đã đủ để thi hay chưa. Bên cạnh đó, dựa trên thế mạnh của mình về từng phần bài thi IELTS để đưa ra chiến thuật về điểm. Đồng thời bổ sung và khắc phục những kỹ năng mình chưa ổn.
Dưới đây là một số phương pháp luyện IELTS cho từng kỹ năng mà ACET muốn “bật mí” cho bạn. Cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng khó nhằn nhất. Có thể nói, việc cải thiện kỹ năng nghe sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giao tiếp tiếng Anh. Nghe nhiều sẽ giúp bạn cải thiện việc phát âm và ngữ điệu khi giao tiếp. Qua những lý do trên chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc luyện nghe tiếng anh phải không nào?
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp mình tăng khả năng nghe, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết này. Hãy tham khảo bài viết: “5 Phương pháp giúp bạn “tăng trình” luyện nghe ielts” nhé!
Giao tiếp là cách để bạn có thể hiện trình độ khả năng của mình. Và đây cũng là mục đích chính của việc học ngôn ngữ. Tuy nhiên, trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh vẫn đang bị bỏ ngỏ và thiếu hụt ở giáo dục Việt Nam. Điều này dẫn đến tình trạng có rất nhiều bạn rất giỏi từ vựng và ngữ pháp nhưng lại không nói được tiếng Anh. Vậy đâu là giải pháp giúp bạn cải thiện giao tiếp và xa hơn là luyện nói cho kỳ thi IELTS?
Để vượt qua phần thi nói IELTS, bạn sẽ cần một quá trình chứ không đơn giản chỉ ngày một ngày hai. Vậy chúng ta cần hoạch định kế hoạch như thế nào? Hãy cùng đọc chia sẻ của một bạn đã có kinh nghiệm luyện thi nói IELTS qua bài viết: “Hành trình luyện nói 6.5 ielts của một đứa “mất gốc nói” tiếng Anh”.
Để vượt qua kỳ thi IELTS, chưa nói đến việc nói hay, bạn cần đảm bảo việc phát âm tiếng Anh chuẩn trước. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần lựa chọn cho mình một quyển từ điển thật tốt. Từ điển Oxford chính là một nguồn từ điển được đánh giá cao và rất uy tín. Học phát âm theo phiên âm chuẩn là điều đầu tiên. Bước thứ hai bạn cần nghe và tập nói lại nhiều lần. Bạn có thể lựa chọn những đoạn hội thoại ngắn có phần phụ đề tiếng anh. Từ đó, bạn có thể dễ dàng lặp lại từ.
Luyện nghe và nói thường xuyên sẽ giúp bạn luyện tập phản xạ ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp ngoại ngữ của bạn sẽ có những bước tiến bộ đột phá. Cùng tham khảo chia sẻ về phương pháp luyện phát âm chuẩn qua bài viết: “Học phát âm tiếng Anh chuẩn chỉ sau 2 tháng”
Có thể nói, với bài test IELTS, phần đọc là phần mà hầu hết các bạn học sinh Việt Nam có điểm cao nhất. Đây cũng là kỹ năng mà ở đó sự cần cù, chăm chỉ sẽ tỷ lệ thuận với điểm số mang đến. Nếu bạn còn chưa biết cách làm sao để có thể cải thiện kỹ năng đọc khi luyện IELTS, hãy đọc ngay bài viết: “Luyện reading ielts nên bắt đầu từ đâu” để được bật mí nhé!
Trong luyện IELTS phần Reading, chắc chắn phần quan trọng nhất là từ vựng. Nếu bạn không nắm chắc được một lượng từ tối thiểu. Bạn sẽ khó có thể hiểu được ý nghĩa của đoạn văn. Đây là lý do mà từ vựng được ví như “chìa khóa” để giải quyết phần thi Reading.
Nghe thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên học từ mới và ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả không hề dễ dàng. Vậy bí quyết nào giúp bạn có thể nhanh chóng chinh phục càng nhiều từ mới càng tốt? Hãy tham khảo ngay bài viết: “7 bí kíp học từ vựng tiếng Anh siêu dễ nhớ và hiệu quả”
Idioms là những câu hoặc những cụm từ được những người bản xứ dụng rất nhiều trong văn viết và văn nói. Idioms được cấu tạo bởi một nhóm tù nhưng không tuân theo nghĩa đen của từ. Vì vậy, để hiểu được ý nghĩa của Idioms sẽ không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải học thuộc. Nếu bạn đã tiếp xúc với dạng bài thi Reading trong luyện thi IELTS, bạn sẽ nhận thấy Idioms xuất hiện rất nhiều. Chúng xuất hiện không chỉ trong bài khóa mà còn là câu hỏi. Việc sử dụng Idioms trong bài nói sẽ giúp bạn “ăn điểm” với giám khảo đó!
Hãy tham khảo bài viết: “Idioms là gì và bí quyết trở nên sành điệu khi sử dụng Idiom” nhé!
Với bài thi Writing, không còn cách nào có thể giúp bạn cải thiện điểm số bằng cách luyện tập. Phần thi viết của IELTS sẽ gồm 2 phần: mô tả số liệu dựa trên biểu đồ và đưa ra ý kiến dựa trên một vấn đề đưa ra. Nhìn chung, cách viết dạng bài này sẽ có chiến thuật riêng. Đối với phần 1, đây sẽ là phần giúp bạn “ăn điểm”. Không cần suy nghĩ quá nhiều, việc bạn cần là mô tả lại số liệu đã có sẵn trên biểu đồ.
Với phần 2, để đảm bảo tính mạch lạc cho đoạn văn, bạn nên gạch đầu dòng những ý chính mà bạn muốn phát triển cho chủ đề này. Sau đó từ những ý chính đó, chúng ta sẽ phát triển ra từng đoạn nhỏ. Bạn có thể tham khảo thêm cách luyện IELTS phần viết qua bài: “Cách luyện writing ielts cơ bản mà hiệu quả”
Ngữ pháp là một điều tối quan trọng trong phần thi viết. Bạn có thấy khó chịu khi đọc một bài viết tiếng Việt lủng củng, sai ngữ pháp? Tiếng Anh cũng vậy, đặc biệt trong IELTS lỗi ngữ pháp sẽ bị giám khảo đánh lỗi nặng. Vì vậy, khi viết bài hãy tránh những cấu trúc phức tạp. Đồng thời ưu tiên sử dụng những cấu trúc đơn giản. Chiến thuật này sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều sai sót về lỗi ngữ pháp.
Tham khảo thêm cách học ngữ pháp khi luyện IELTS qua bài viết: “Giải mã cách học ngữ pháp Tiếng Anh hiệu quả”