Zions Bancorporation, Hiệp hội quốc gia

Đặc điểm của Sàn giao dịch chứng khoán Úc

Sàn giao dịch ASX đã tồn tại 150 năm. Năm 2018, sàn có một đội ngũ 530 nhân viên, cùng với 6,7 triệu cổ đông, 180 người tham gia và gần 2.200 công ty và nhà phát hành niêm yết.

ASX luôn được xếp hạng trong số các sàn giao dịch hàng đầu trên toàn cầu. Các sàn giao dịch lớn khác bao gồm Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Sàn NASDAQ và Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE). Mỗi sàn giao dịch có các yêu cầu niêm yết cụ thể bao gồm báo cáo tài chính thường xuyên và yêu cầu vốn tối thiểu.

Ví dụ, năm 2018, NYSE có yêu cầu niêm yết chính qui định vốn chủ sở hữu của cổ đông tổng hợp trong 3 năm tài chính gần nhất lớn hơn hoặc bằng 10 triệu USD, vốn hóa thị trường toàn cầu là 200 triệu USD và giá cổ phiếu tối thiểu là 4 USD. Ngoài ra, đối với những đợt phát hành công khai lần đầu và chào bán cổ phiếu ra thị trường lần hai, sàn yêu cầu phải có 400 cổ đông.

Tính đến năm 2018, ASX có tổng vốn hóa thị trường gần 1,5 nghìn tỉ USD, ngoài ra còn có thị trường phái sinh có lãi suất với tổng giá trị lên đến 47 nghìn tỉ USD, lớn nhất ở châu Á.

Sàn giao dịch chứng khoán Úc tập trung mạnh vào việc giáo dục khách truy cập vào trang web của mình, công chúng đầu tư và những công ty niêm yết hiện tại và tiềm năng trong tương lai.

Ví dụ, đối với các nhà đầu tư lần đầu, ASX cung cấp các nguồn tài nguyên miễn phí để hiểu thị trường công chúng, khám phá các loại tài sản khác nhau và phát triển chiến lược đầu tư cá nhân. Khách truy cập có thể tải xuống các tài liệu hướng dẫn chi tiết. Ngoài ra, ASX cung cấp một phiên bản giao dịch thử mà người chơi không phải mạo hiểm với tiền thật. Thay vào đó, họ có thể học cách giao dịch cơ bản trong môi trường không có rủi ro.

Giống như phần lớn các sàn giao dịch quốc tế, ASX dựa vào một trung tâm dữ liệu khổng lồ để giúp kết nối nó với các trung tâm tài chính hàng đầu và tạo điều kiện cho giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử đã đạt được sức hút mạnh mẽ, thể hiện ở việc mua lại thị trường đối thủ của NYSE là Archipelago Exchange vào năm 2005. Đây là một sàn giao dịch điện tử niêm yết các công ty mới và đang phát triển nhanh.

Ngoài ra, an ninh mạng là mối quan tâm ngày càng tăng khi các sàn giao dịch trở nên tăng cường kết nối với nhau hơn thông qua internet.

(ĐTCK) Lạm phát đang đưa Nhật Bản vào một kỷ nguyên mới, nơi chứng khoán có cơ hội phát triển mạnh khi ngày càng có nhiều hộ gia đình rút tiền tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thấp.

Ông Hiromi Yamaji, Chủ tịch Tập đoàn JPX Group - đơn vị vận hành các sàn giao dịch chứng khoán Tokyo và Osaka cho biết, các hộ gia đình ở Nhật Bản đang nắm giữ lượng tiền tiết kiệm trị giá 10.000 tỷ yen (72 tỷ USD) tại các ngân hàng.

Ông Hiromi Yamaji dự đoán, họ sẽ không giữ quá nhiều tiền mặt như vậy, mà thay vào đó sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán để sinh lời tốt hơn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao. Trong đó, các quỹ ETF có thể là lựa chọn đầu tiên với nhiều người khi bắt đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Nhiều hộ gia đình tại Nhật Bản đang thực sự ngần ngại với việc sở hữu cổ phiếu kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1990 ở nước này, trong khi nhiều năm giá cả ổn định đã khiến các hộ gia đình bỏ qua thực tế rằng tiền gửi ngân hàng của họ gần như không sinh lãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả tăng cao, ông Yamaji cho biết, tiền gửi ngân hàng rõ ràng sẽ không sinh lời đủ để phòng trừ rủi ro của lạm phát.

Chỉ số lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản, không tính giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, đã lần đầu tiên trong gần 42 năm qua, tăng hơn 4% trong tháng Tư. Trước tình hình giá cả nhìn chung đang gia tăng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda được dự đoán sẽ thu hẹp dần chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã được áp dụng hàng chục năm qua.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã quay về mức đỉnh trong 33 năm qua, với chỉ số Topix tăng 14,5% trong năm 2023. Tuy nhiên, sự khởi sắc này chủ yếu là nhờ nguồn vốn ngoại, trong khi các nhà đầu tư trong nước, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn tỏ ra cẩn trọng.

Tuy nhiên, ông Yamaji cho biết, thái độ của người dân Nhật Bản với việc đầu tư chứng khoán sẽ thay đổi, khi thế hệ những người trải qua nhiều tổn thất nặng nề trong thời kỳ vỡ bong bóng những năm 1980 già đi.

Kể từ năm 2014, có khoảng 17 triệu người Nhật Bản đã mở một sản phẩm đầu tư có tên gọi Nisa. Ông Yamaji cho biết, cũng trong khoảng thời gian này, thị trường chứng khoán đã ghi nhận mức tăng khoảng 50%, đem lại cho một thế hệ nhà đầu tư trẻ ở nước này một khoản lãi chưa thực hiện đáng kể.

Bắt đầu từ năm sau, Chính phủ Nhật Bản sẽ mở rộng chương trình đầu tư nói trên, cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá trị lên đến 3,6 triệu yen mỗi năm thông qua tài khoản Nisa. Động thái này được dự đoán sẽ thúc đẩy xu hướng chuyển từ gửi tiền tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán tại Nhật Bản.