Thủ tục thừa kế nhà đất năm 2024 được quy định như thế nào? Cách thức tiến hành, trình tự thủ tục ra sao? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì và chi phí phải nộp là bao nhiêu? Luật sư của Luật Kỳ Vọng Việt sẽ phân tích trong bài viết dưới đây.
Người nhận thừa kế đất có phải nộp thuế không?
Theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trong đó có:
c) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp người nhận thừa kế đất gồm các quyền sử dụng đất, nhà ở dưới đây thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
- Quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất;
- Quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;
- Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111 cũng quy định các trường hợp thu nhập phát sinh từ việc nhận thừa kế là bất động sản giữa những người dưới đây thì được miễn thuế, gồm:
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
- Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
Tóm lại, trường hợp có thu nhập phát sinh từ nhận thừa kế bất động sản nêu trên thì người nhận thừa kế phải nộp thuế, trừ các trường hợp để thừa kế giữa các đối tượng đã nêu.
Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất năm 2024
(Tham khảo: Điều 188 Luật Đất đai 2013)
Điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng/ có chứng thực. Còn khi lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.
Căn cứ Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì quyền sử dụng đất được xác định là di sản như sau:
– Đất do người chết để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận: Di sản là quyền sử dụng đất đó.
– Đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất: Di sản là quyền sử dụng đất đó.
– Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất không thuộc 03 trường hợp nêu trên, nếu có tranh chấp: Do UBND giải quyết.
Như vậy, trong một số trường hợp, dù chưa có Giấy chứng nhận vẫn có thể thực hiện quyền thừa kế nhà đất.
Mức thuế phải nộp khi nhận thừa kế đất
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi nhận thừa kế bất động sản được xác định theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Giá trị bất động sản nhận được
Lưu ý: Chỉ những bất động sản có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng mới phải nộp thuế.
Cách xác định di sản thừa kế nhà đất năm 2024
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Như vậy để xác định di sản của người chết, cần xác định tài sản riêng của người đó. Đồng thời xác định được phần tài sản của họ trong tài sản chung với người khác.
(Tham khảo thêm: Điều 612 Bộ luật dân sự 2015)
* Tài sản riêng: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu đứng tên người chết.
* Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác:
Thủ tục nộp thuế khi nhận thừa kế đất thế nào?
Trình tự, thủ tục kê khai, đóng nộp thuế thu nhập cá nhân thường được thực hiện cùng với thời điểm sang tên nhà đất nhận thừa kế. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Kê khai, lập tờ khai thuế
Các tờ khai này được nộp kèm với hồ sơ sang tên tại cơ quan có thẩm quyền.
Chi cục thuế có thẩm quyền ra thông báo thuế hoặc quyết định miễn thuế;
Căn cứ thông báo thuế, người nhận thừa kế thực hiện đóng nộp thuế theo quy định trước khi nhận sổ đỏ đã sang tên;
Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ
để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
TBVĐ- Nhà đất tặng hay để lại thừa kế cho người sống ở Đức phải tuân theo luật thuế thừa kế cho tặng ở Đức.
Luật Thuế thừa kế Đức ErbStG, Điều 2 quy định, tài sản tặng và thừa kế phải chịu thuế khi ít nhất một trong những người liên quan (người cho thừa kế/tặng hay người nhận thừa kế/tặng) có địa chỉ lưu trú ở Đức. Như vậy, người Việt sống ở Đức nhận tặng/thừa kế trong nước đều thuộc diện phải chịu thuế (steuerpflichtig).
Điều §30 ErbStG Anzeige des Erwerbs quy định người nhận phải khai báo bằng giấy (schriftliche Anzeige) gửi cho Sở Tài chính địa phương trong vòng 3 tuần lễ, ngoại trừ tặng/thừa kế qua phán quyết toà án Đức, hay công chứng Đức hay lãnh sự Đức ở nước ngoài. Như vậy người Việt nhận thừa kế/tặng từ trong nước không được miễn trừ trách nhiệm khai báo khi thủ tục đó làm ở trong nước, dù số tiền dưới ngưỡng miễn thuế (Freibetrag). Nhưng nếu cha mẹ và con cái làm thủ tục tặng/ thừa kế qua công chứng Đức thì đương nhiên được miễn.
Điều §31 ErbStG cho phép Sở tài chính được đòi các bên cho và nhận thừa kế/tặng phải nộp quyết toán thuế Steuererklärung trong thời hạn do họ quy định, nhưng ít nhất phải 1 tháng.
Theo 3 điều trích dẫn trên, để hợp pháp hóa số tiền nhận thừa kế/tặng trong nước hồ sơ phải đó qua công chứng ở Việt Nam và khi chuyển khoản qua ngân hàng hay mang theo sang Đức đều phải khai báo (Anzeige) với Sở Tài chính. Trong trường hợp không khai báo, sau này bị phát hiện, nếu số tiền nhận được cao hơn ngưỡng miễn thuế sẽ bị truy thu và cộng lãi suất, thậm chí bị điều tra hình sự nếu bị cáo buộc tội trốn thuế (Steuerhinterziehung).
Thủ tục thừa kế nhà đất năm 2024
* Các trường hợp khai nhận di sản thừa kế:
(Tham khảo thêm: Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014)
Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Văn phòng công chứng
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Bước 2: Văn phòng công chứng niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng và nơi có nhà đất.
Sau 15 ngày niêm yết, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 3: Hướng dẫn ký văn bản khai nhận di sản
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì Công chứng viên kiểm tra và hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả
Sau khi kiểm tra, đối chiếu, Công chứng viên ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản khai nhận này.
Cuối cùng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác. Đồng thời trả lại bản chính văn bản khai nhận đã công chứng cho người thừa kế.
– Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế);
– Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.
– Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày có biến động.
(Tham khảo thêm: Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013).
– Người dân chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
(Tham khảo Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và các văn bản sửa đổi bổ sung)
– Nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện/ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
– Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: tăng thêm 10 ngày.