16h30 Quý khách tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga đi quốc tế, làm thủ tục đáp chuyến bay VN522 (09:05 -14:15) đi Thượng Hải. Xe và hướng dẫn viên địa phương đón đoàn, sau đó, đoàn tham quan:
Thanh nhẹ trong phát âm tiếng Trung
Thanh nhẹ là một giọng điệu nhẹ và ngắn. Âm tiết thanh nhẹ vốn có thanh điệu nhất định, vì âm tiết yếu đi phát sinh sự biến âm.
+ Khi thanh 3 đứng trước thanh nhẹ có gốc là thanh 3, thì giọng điệu đọc gần như thanh 2 (ngoại trừ 奶奶、嫂子、姐姐); + Khi thanh 3 đứng trước thanh nhẹ có gốc là thanh 1, thanh 2, thanh 4, thì giọng điệu đọc xuống không đọc lên.
Trong cách đọc phiên âm tiếng Trung vẫn có 1 số ngoại lệ gọi là biến âm
Các thanh điệu trong phát âm tiếng Trung
Trong phát âm Tiếng Trung có 4 thanh điệu cơ bản
Biểu đồ thể hiện cao độ các thanh điệu trong tiếng Trung
Thanh 1 ghi thành “ ˉ ” : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt. VD: /bā/
Thanh 2 ghi thành “ ˊ ”: Đọc giống thanh hỏi trong tiếng Việt, đọc từ trung bình lên cao. VD: /bá/
Thanh 3 ghi thành “ ˇ ”: Đọc gần giống thanh huyền và thanh nặng nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa. VD: /bǎ/
Thanh 4 ghi thành “ ˋ ”: Đọc giống thanh sắc trong tiếng Việt. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất. VD: /bà/
Ngoài ra trong tiếng Trung còn có Khinh thanh, không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu, hay chính xác hơn là không có dấu). Thanh này đọc nhẹ và ngắn, cẩn thận nhầm thanh nhẹ với thanh 1 nha. Ví dụ như thanh của âm /ba/ trong /bàba/.
Hướng dẫn cách đọc phiên âm Tiếng Trung (Pinyin)
Tuyệt đại đa số âm tiết trong tiếng Trung được cấu tạo bởi 3 thành phần: thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu. Phụ âm mở đầu âm tiết được gọi là thanh mẫu, phần còn lại là vận mẫu. Muốn học nói tiếng Trung nhất thiết phải học phát âm tiếng Trung bao gồm học thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu trước. Mọi người hay nói là học cách đọc pinyin Tiếng Trung đó.
* Table có 4 cột, kéo màn hình phần table sang phải để xem đầy đủ
Tiếng Trung có 23 thanh mẫu bao gồm 2 thanh mẫu chính thức (b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r z c s) và 2 thanh mẫu không chính thức (y w).
w trở thành thanh mẫu khi là nguyên âm i và u khi nó đứng ở đầu câu.
Tiếng Trung có 35 vận mẫu chia làm 3 loại: vận mẫu đơn, vận mẫu kép, vận mẫu âm mũi.
● "i" khi tự cấu thành âm tiết viết thành "yi", khi ở vị trí mở đầu một âm tiết viết thành "y". Ví dụ: i - yi | ia - ya | ian - yan
● "u" khi tự cấu thành âm tiết viết thành "wu", khi ở vị trí mở đầu một âm tiết viết thành "w". Ví dụ: u - wu | ua - wa | uan - wan
● "ü" khi tự cấu thành âm tiết viết thành hoặc khi ở vị trí mở đầu một âm tiết thì phía trước thêm "y" và lược bỏ 2 dấu chấm phía trên "ü". Ví dụ: ü - yu | üan - yuan
● "j", "q", "x" khi kết hợp với "ü" và những vận mẫu mở đầu bằng "ü" thì lược bỏ 2 dấu chấm phía trên "ü". Ví dụ: jü - ju | qüan - quan
Một vài âm tiết đọc hoàn chỉnh (整体认读音节)
Sự biến đổi thanh điệu của “一" /yī/
Trong phát âm tiếng Trung, “一” /yī/ dùng đơn độc hay dùng liền nhau, đứng cuối từ/cụm từ hoặc đứng giữa số từ, thanh điệu không đổi, đều đọc đúng thanh 1.
Khi “一” /yī/ đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 đọc thành thanh 4.
Khi “一” /yī/ đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2.
Quy tắc biến âm trong phát âm tiếng Trung
Ngoài các quy tắc trong cách phát âm tiếng Trung đã nêu trên thì trong tiếng Trung có 1 số biến âm khi nói. Chúng ta cũng cần biết để có thể nghe hiểu và nói đúng.
Biến đổi thanh điệu của thanh 3
- Trong phát âm tiếng Trung, 2 thanh 3 đứng liền nhau, thanh 3 phía trước đọc gần như thanh 2.
- Khi ba âm tiết cùng thanh 3 đứng cạnh nhau, âm tiết thứ 2 sẽ đọc thành thanh 2, hoặc cả hai âm tiết đầu đều đọc thành thanh 2
- Khi bốn âm tiết cùng thanh 3 đứng cạnh nhau, âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ 3 sẽ đọc thành thanh 2
- Khi thanh 3 đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 4 thì âm tiết đó được đọc thành nửa thanh thứ 3.
Sự biến đổi thanh điệu của “不” trong phát âm tiếng Trung
Khi “不” dùng đơn độc hay dùng đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì thanh điệu không thay đổi, đều đọc thanh 4.
Khi “不” đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2.
Trên đây là toàn bộ cách đọc phiên âm tiếng Trung cùng những quy tắc biến âm cơ bản trong việc học phát âm tiếng Trung. Để nói chuẩn như người bản xứ, bạn cần luyện tập thường xuyên để nói lưu loát hơn, hay hơn nhé!
Vần đuôi /er/ trong phát âm tiếng Trung
- Khi phát âm /er/, trước hết đặt lưỡi ở vị trí âm “e”, trong khi cong lưỡi lên thì phát âm (người Bắc Kinh hay sử dụng âm này).
Ví dụ: 儿子 /ér zi/, 耳机 /ěr jī/, 二十 /èr shí/, 二百 /èr bǎi/
- Khi kết hợp với vần khác tạo thành vần cuốn lưỡi, cách phiên âm có phần cuốn lưỡi là thêm “r” vào sau phần đã có. Về chữ viết thì thêm chữ “儿” vào sau chữ gốc (có lúc được lược bỏ)
Ví dụ: 画 儿 /huà ér/ -> /huàr/, 哪 儿 /nǎ ér/ -> /nǎr/, 玩 /wán ér/ -> /wánr/