Cùng trải nghiệm một mùa hè đầy ý nghĩa tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á! Chỉ còn vài ngày để đăng ký tham gia các khóa học tiếng Thái mùa hè, hãy nhanh tay liên hệ với Trung tâm để biến mùa hè của bạn trở nên đặc biệt hơn nhé!

Công ty TNHH Xây Dựng Trung Quốc (Đông Nam Á)

Lầu 6, tòa nhà Lawrence S. Ting, 801 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Xây Dựng Trung Quốc (Đông Nam Á) là công ty con của Tổng công ty Xây Dựng Trung Quốc tổng cục II với trụ sở chính được đặt ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty có các chi nhánh ở Malaysia, Cambodia, nhà máy sản xuất cọc cừ bê tông ở Long An và nắm giữ cổ phần của công ty Tư Vấn Xây Dựng Sino – Pacific. Công ty đã nhận được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2004, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn ISO 18001:2007. Là một trong những nhà thầu quốc tế mang tính chất tổng hợp và toàn diện với các nghiệp vụ xây dựng như: các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, tư vấn và thiết kế, cho thuê các thiết bị máy móc xây dựng, sản xuất và phân phối bê tông, nguyên liệu xuất nhập khẩu, thiết kế và xây dựng kết cấu thép, v.v…Bước vào thị trường Việt Nam từ năm 1992, sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở thành nhà thầu xây dựng Trung Quốc lớn nhất tại Việt Nam, với tổng các hợp đồng đạt hơn 20 tỷ nhân dân tệ, có phạm vi kinh doanh ở khắp Việt Nam, Kuala Lumpur và Johor – Malaysia, Phnom Penh – Campuchia và nhiều nơi khác. Chúng tôi đang thực hiện mở rộng thị trường đến các nước Indonesia, Brunei, Myanmar, Lào, v.v… Chúng tôi chính là đại diện của Tổng công ty Xây Dựng Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Các cookie rất quan trọng để một trang web hoạt động hiệu quả. Để nâng cao trải nghiệm của bạn, chúng tôi sử dụng các cookie để ghi nhớ chi tiết đăng nhập và cung cấp đăng nhập an toàn, thu thập số liệu thống kê để tối ưu hóa chức năng của trang web và cung cấp các nội dung phù hợp với sở thích của bạn. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn cho phép chúng tôi làm điều đó. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Nguồn cung lúa gạo ở Đông Nam Á

(SGTT) - Trong khi nhu cầu lúa gạo phải tăng thêm thì năng suất tự nhiên của lúa đang giảm do biến đổi khí hậu, đặt ra bài toán lớn cho các nền kinh tế lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á.

Châu Á sản xuất đến 90% lúa gạo cho thế giới, trong đó Thái Lan, Việt Nam luôn nằm trong nhóm ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất.

Tuy nhiên, ngân hàng SDB cho biết mức tăng sản lượng hàng năm tại các nước Đông Nam Á cũng chỉ vào khoảng 1,22%, đưa tổng sản lượng gạo khu vực lên mức 128,3 triệu tấn cho niên vụ 2021-2022.

Các thống kê cho thấy gạo cung cấp 20% lượng calorie toàn cầu, tương đương với 475.635 tấn gạo tiêu thụ trong năm 2017.

Hệ lụy của biến đổi khí hậu lên năng suất lúa đã mạnh hơn người ta tưởng. Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) cho biết, mức giảm năng suất có thể lên đến 10-15% trong năm 2025, kéo theo giá lúa tăng từ 30-37%. Điều này đã thể hiện rất rõ tại Thái Lan khi nơi này chịu đợt hạn hán kéo dài giữa năm 2016 làm giảm đến 16% tổng sản lượng lúa.

Thiếu nước, sâu bệnh, khí quyển nóng lên, độ mặn xâm nhập vào ruộng mỗi năm một sâu, và việc đối phó đôi khi trở thành trận chiến hoặc thắng hoặc thua. Sản lượng lúa toàn cầu đã từ 578 triệu tấn trong niên vụ 2000-2001, giảm xuống còn 576 triệu tấn trong niên vụ 2001-2002. Sau đó, con số này tiếp tục giảm xuống 548 triệu tấn niên vụ 2002-2003, rồi 534 triệu tấn niên vụ 2003-2004 do nông dân chưa có kinh nghiệm đối phó với những vấn đề biến đổi khí hậu. Đà tăng sản lượng được phục hồi một cách nhọc nhằn kể từ niên vụ 2004-2005 với 542 triệu tấn, vượt lên 601 triệu tấn trong niên vụ 2009-2010 và 712 triệu tấn niên vụ 2014-2015 rồi khựng lại ở mức này suốt nhiều năm sau.

Điều này cho thấy việc gia tăng sản lượng, giữ vững năng suất, canh tác bền vững và giữ vững chất lượng hạt gạo không dễ chút nào trong bối cảnh thời tiết mỗi năm mỗi trở nên khắc nghiệt và trong chiều hướng diện tích canh tác bị thu hẹp lại.

Trên bình diện kinh tế, lúa gạo vừa là nguồn tự túc lương thực vừa là nguồn xuất khẩu, và các nền kinh tế lúa gạo Đông Nam Á thường có sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng nội địa và việc thu ngoại tệ. Kế hoạch tự túc lương thực rõ nét nhất ở Indonesia với mục tiêu 100% lúa, bắp và đậu nành vào năm 2017, và đường, thịt bò vào năm 2019. Malaysia đặt mức tự túc 90% gạo. Trong khi đó Việt Nam quyết giữ mức tăng 2,5% sản lượng lúa hàng năm và giữ diện tích trồng lúa ở mức 3,8 triệc héc ta. Philippines và Lào đi theo chiều hướng của Việt Nam nhưng đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lương thực thay gạo. Trong khi đó Myanmar, Campuchia và Thái Lan không quy định mức tự túc lương thực.

Cạnh tranh ráo riết trên thị trường xuất khẩu

Các nước xuất khẩu gạo chính hiện nay là Ấn Độ với 12,5 triệu tấn trong niên vụ 2017-2018, tiếp theo là Thái Lan 10,2 triệu tấn, Việt Nam 6,7 triệu tấn, Pakistan 3,8 triệu tấn, Myanmar 3,3 triệu tấn, Mỹ 3,3 triệu tấn, Trung Quốc 1,6 triệu tấn, Campuchia 1,25 triệu tấn, Uruguay 810 ngàn tấn, và Brazil 650 ngàn tấn. Ở đây thị trường xuất khẩu gạo chia làm hai nhóm: Việt Nam chọn phân khúc thị trường gạo giá thấp và như vậy phải cạnh tranh về giá với các đối thủ gạo giá thấp khác như Ấn Độ. Ngược lại Thái Lan chọn phân khúc thị trường gạo giá cao, bán cho những nước giàu có hơn nhưng ngược lại phải luôn giữ chất lượng gạo thật ổn định.

Các nhà lãnh đạo kế tiếp nhau tại Thái Lan đều tập trung vào việc xuất khẩu gạo bởi nơi đây kinh tế lúa gạo nuôi sống đến gần một nửa dân số mà phần lớn là người trồng lúa. Vấn đề của họ là giữ cho chất lượng gạo luôn tốt hơn các đối thủ trên thị trường để bảo đảm vị trí dẫn đầu phân khúc gạo giá cao. Lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giữ đều đặn ở mức tăng hàng năm 14,8% trong nhiều năm. Tại Indonesia, Bộ trưởng Nông nghiệp Amran Sulaiman cho biết lượng gạo sản xuất đã vượt nhu cầu nội địa từ năm 2017. Có thể trong nay mai Indonesia cũng sẽ trở thành đối thủ của Việt Nam trong xuất khẩu gạo giá thấp.

Việt Nam cũng đang có những toan tính riêng để ít nhất là gia tăng tỷ lệ gạo giá cao trên thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Biện pháp trước hết là thuần hóa và đưa công nghệ vào những giống lúa ngon đặc sản ở các địa phương, tẻ cũng như nếp. Đặc biệt là việc đưa kỹ thuật nguyên tử vào một số dòng lúa hiện hữu, hoặc để làm tăng năng suất và chống sâu bệnh đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, hoặc để tạo dòng lúa chất lượng cao nhằm cạnh tranh thị trường xuất khẩu.

Việc đưa kỹ thuật nguyên tử vào đối phó với tình trạng suy giảm năng suất nông nghiệp toàn cầu được các tổ chức quốc tế hoan nghênh và ủng hộ, nay đã lan rộng đến khoảng 70 quốc gia, áp dụng cho những loại nông sản khác nhau. Trong khi đó, tại Ấn Độ, biện pháp lai giống vẫn được ưu tiên, một mặt để đối phó với biến đổi khí hậu, mặt khác để gia tăng lượng gạo giá thấp xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cho nông dân.