Nước ối đảm nhận vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu lượng nước ối trong tử cung quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra những vấn đề sức khỏe ở cả mẹ và thai nhi. Trong bài viết dưới đây, BS.CKII Lê Thanh Hùng, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ chi tiết về nước ối giúp mẹ bầu nắm rõ.

Nguyên nhân thiếu nước ối – Màng ối bị rò rỉ

Một vết rách nhỏ trong màng ối có thể làm cho nước ối thoát ra ngoài. Điều này có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến hơn khi bạn càng gần tới ngày sinh con. Mẹ bầu có thể nhận thấy sự rò rỉ nước ối nếu đồ lót bị ướt hoặc bác sĩ phát hiện ra trong quá trình thăm khám âm đạo. Vì vậy, bạn hãy nói cho bác sĩ biết nếu nghi ngờ màng ối bị rò rỉ.

Khi màng ối bị rách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và thai nhi, vì nó tạo ra điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào túi ối. Thỉnh thoảng, vết rách trong túi sẽ tự lành, tình trạng rò rỉ sẽ biến mất và mức nước ối sẽ trở lại bình thường. Trường hợp này thường gặp nếu sự rò rỉ xảy ra sau khi làm thủ thuật chọc ối. Còn màng ối rách nhiều hơn dẫn đến vỡ nước ối. Lúc này, bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Vấn đề với nhau thai thường là nhau bong non, có nghĩa là một phần hay toàn bộ nhau thai tách ra thành tử cung. Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi thì thai nhi sẽ ngừng sản xuất nước tiểu làm cho lượng dịch ối thấp.

Thai nhi có uống hay thở được trong nước ối không?

Thai nhi hấp thu nước ối để tập nuốt và phát triển hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi ở trong tử cung của mẹ, thai nhi sẽ tập các cử động như tập thở để phát triển phổi và làm quen cách thở khi rời khỏi bụng mẹ.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu nắm rõ nước ối là gì và có tác dụng gì, từ đó tuân thủ đầy đủ các mốc khám thai để được theo dõi chặt chẽ lượng nước trong thai kỳ, bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Nước ối bị đục là một trong những bệnh lý về nước ối khá phổ biến nhưng không phải bà bầu nào cũng biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Việc xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ối đục có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng hoang mang khi gặp tình trạng này. Đồng thời, thai phụ cũng cần biết cách phòng tránh nguy cơ mắc phải.

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Thai nhi được bao bọc trong lớp màng được gọi là túi ối. Túi ối chứa nước ối và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi. Điều này là do nó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi, luôn giữ nhiệt độ ổn định và ấm áp.

Ảnh hưởng của nước ối đối với thai nhi là rất quan trọng

Nước ối là môi trường sống bao quanh thai nhi và chứa các chất dinh dưỡng, oxy nuôi thai. Đồng thời thực hiện các quá trình tái tạo và trao đổi chất, tạo sự cân bằng lý tưởng cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.

Ngoài ra, nước ối còn đóng vai trò là màng đệm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động của tử cung và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào thai nhi. Nước ối bắt đầu hình thành từ một lượng nhỏ, khoảng 60ml từ tuần thứ 12 của thai kỳ và tăng dần lên 1000ml khi thai nhi lớn dần. Trong một thai kỳ khỏe mạnh, nước ối có màu trong và hơi kiềm. Vào những tuần cuối của thai kỳ, nước ối có màu trắng đục như nước vo gạo.

Ngoài việc giúp thai nhi phát triển toàn diện, nước ối còn bảo vệ thai nhi khỏi những tác động có hại từ bên trong và bên ngoài. Từ những ngày đầu tiên của sự hình thành và phát triển của thai nhi, nước ối đã xuất hiện và tạo thành một lớp màng bảo vệ không thể thiếu, cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Màng ối, máu của mẹ và thai nhi, là ba nguồn cung cấp nước ối quan trọng. 12 ngày sau khi thụ tinh, nước ối hình thành và bắt đầu thực hiện công việc của mình.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nước ối có thành phần chính 97% là nước. Phần còn lại là các chất hữu cơ và muối khoáng (3% đó có chứa các chất quan trọng như: Chất điện giải Na+, K+...). Thành phần hữu cơ sẵn có bao gồm: Protein, lipid và glucid... Có nhiều loại tế bào nằm trong nước ối tuy nhiên không có sự ổn định, mà chúng sẽ thay đổi theo thời gian.

Khi thai nhi được khoảng 16 tuần tuổi, nước ối sẽ xuất hiện thêm tế bào da. Ngoài ra, trong dung dịch này còn có tế bào tróc ra từ niêm mạc thai; các đại thực bào và tế bào không nhân…

Nước ối bình thường có đặc tính là không màu, không mùi. Tuy nhiên, trong quá trình thai nhi phát triển và lớn lên trong bụng mẹ, nước ối có thể bị biến đổi màu sắc. Điều này được gọi là hiện tượng nước ối đục.

Khi mang thai ba tháng đầu, nước ối có màu bình thường, khỏe mạnh là màu trắng trong. Nước ối sau đó có màu trắng đục khi thai nhi tiếp tục phát triển. Đặc biệt là trong khoảng từ tuần thứ 37 đến 38 của thai kỳ.

Bởi vậy, vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, nếu nước ối của bà bầu bị đục thì cũng đừng quá lo lắng. Đây là một biểu hiện bình thường, cho biết em bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

Nguyên nhân thiếu ối – Mang song thai hoặc đa thai

Bạn sẽ có nguy cơ thiếu ối nếu mang song thai hoặc đa thai. Tình trạng này có thể xảy ra trong trường hợp hội chứng truyền máu song thai. Hội chứng này khiến một bào thai có quá ít nước ối, trong khi bào thai kia có quá nhiều.

Một số bệnh như cao huyết áp mạn tính, tiền sản giật, tiểu đường và lupus cũng có thể dẫn đến lượng nước ối thấp.

Lượng nước ối bình thường là bao nhiêu?

Lượng nước ối trong bụng mẹ sẽ thay đổi ở từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn cho thai nhi. Bác sĩ có thể ước tính lượng nước bằng cách cảm nhận trực quan chiều cao và độ to của bụng, bụng mẹ chắc hay lỏng lẻo. Kết hợp với phương pháp sờ nắn bụng, kiểm tra bề cao tử cung có tương thích với số tuần tuổi của thai nhi. Áp dụng thêm phương pháp siêu âm để kiểm tra lượng nước ối trong bụng mẹ. (3)

Có 2 thông số dùng để đánh giá lượng nước ối trong bụng mẹ là chỉ số nước ối (AFI) và xoang ối lớn nhất (MPV). Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ có đánh giá lâm sàng, kết luận lượng nước nhiều hay ít để có can thiệp kịp thời, bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Thông thường, chỉ số nước ối ở các tuần thai như sau:

Nước ổi đục cảnh báo nguy hiểm khi nào?

Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nước ối đục ở phụ nữ mang thai. Nếu các chất gây thai làm đục nước ối thì điều này là hoàn toàn bình thường. Các chất gây thai này là các tế bào bong tróc ra từ các bộ phận của cơ thể thai nhi. Do đó, không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Nước ối đục do có lẫn phân su thì thai phụ cần hết sức lưu ý. Phân su thường được thai nhi thải ra ngoài vài ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, nếu thai nhi đi phân su quá sớm đồng nghĩa với việc thai nhi đang bị suy thai, thiếu oxy, nếu không được xử trí, nước ối đục có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.