Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Xây dựng thương hiệu – Branding

Một câu trả lời thường thấy cho câu hỏi về các hình thức của marketing thương mại là gì chính là ý tưởng về việc làm branding để thức đẩy marketing thương mại. Thực tế không thể phủ nhận rằng việc xây dựng thương hiệu là điều không thể thiếu.

Do đó, ý tưởng của việc này là xây dựng thương hiệu trở nên tốt hơn để thu hút các đơn vị trung gian như nhà phân phối, hay nhà bán lẻ trở thành đối tác của doanh nghiệp. Việc này sẽ không chỉ đơn gainr dừng lại ở việc thiết kế bao bì, mẫu mã, mà còn ở việc doanh nghiệp xây dựng danh tiếng ra sao.

Thương hiệu võ dĩ là cách để đi đến quyết định mua hàng của khách hàng một cách nhanh nhất. Nó có thể tạo ra dấu ấn cá nhân, và đem lại cảm giác đặc biệt cho khách hàng.

Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG KHI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP

Đưa sản phẩm tới khách hàng một cách gần nhất

Có một điều rõ ràng là các hoạt động của marketing thương mại thường sẽ gắn liền với các điểm bán, là nơi có nhiều khách hàng qua lại. Các hoạt động này thường diễn ra một cách trực tiếp, trực diện trước khách hàng, như vậy, sản phẩm sẽ đến gần hơn với khách hàng.

Bằng cách này, khách hàng sẽ có cái nhìn thực tế hơn về sản phẩm, sẽ có cảm nhận về sản phẩm một cách chân thực hơn. Từ đó, marketing thương mại có cơ hội để gia tăng doanh số bán ra, cũng như tạo ra sự nhận diện thương hiệu vô cùng cao.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tổ hợp môn: A00: 27.0 A01: 27.0 D01: 27.0 D07: 27.0

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 27.0

- Dựa vào kết quả học tập cấp THPT 3 năm (lớp 10, 11, 12) tại trường THPT chuyên theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm chuẩn năm 2023: 27.0

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (CCQT) còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT. Điểm chuẩn năm 2023: 24.0

Tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh

Mục tiêu khác của marketing thương mại chính là tạo ra mối quan hệ bền chặt với các đối tác trung gian, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh. Các đối tác trung gian chính là những người trực tiếp đưa sản phẩm đến với khách hàng.

Không chỉ vậy, họ bán nhiều loại sản phẩm cho cùng một tệp khách hàng. Do đó, nếu họ có động lực để đẩy lượng hàng của doanh nghiệp ra nhiều hơn thì sẽ là một lợi thế cạnh tranh vô cùng đặc biệt.

Xem thêm: NETWORK MARKETING LÀ GÌ? TOÀN BỘ KIẾN THỨC VỀ NETWORK MARKETING

Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối

Tìm hiểu marketing thương mại là gì sẽ thấy nhiệm vụ đầu tiên của nó là xây dựng một hệ thống kênh phân phối thông qua các hoạt động đặc trưng của nó. Các doanh nghiệp sẽ có các nghiên cứu để xác định kênh phân phối và sử dụng các biện pháp khác nhau để xây dựng và phát triển kênh phân phối đó.

Họ có thể xây dựng một điểm bán mới, hợp tác với nhà bán lẻ, tuyển thêm đại lý hay thậm chí là chuyển đổi kênh bán hàng. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra những chính sách như chiết khấu thương mại để có thể kích thích sức mua tại các kênh phân phối đó.

Điều này nhằm mở rộng kênh bán hàng, tạo ra một nền móng vững chắc để có thể gia tăng lượng hàng tiêu thụ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh doanh số.

Nếu bạn muốn biết nhiệm vụ thứ hai của marketing thương mại là gì thì đó chính là phát triển ngành hàng bằng các chiến lược liên quan đến sản phẩm. Các chiến lược này bao gồm:

Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ gia tăng độ phủ của thương hiệu và sản phẩm bằng chiến lược thâm nhập và bao phủ. Tiếp đó, áp dụng chiến lược danh mục sản phẩm bằng việc đa dạng các loại sản phẩm, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Chiến lược kích cỡ và bao bì nhằm xác định kích cỡ phù hợp với người tiêu dùng, cùng với đó là việc thiết kế bao bì sao cho phù hợp với sản phẩm và ghi dấu thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Chiến lược định giá hướng đến việc xác định mức giá phù hợp với chiến lược thâm nhập hoặc hớt váng của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của marketing thương mại là gì

Nhiệm vụ thứ ba của marketing thương mại được biết đến với tên gọi Shopper Engagement, có thể tạm dịch là kích thích khách hàng. Vậy cụ thể nhiệm vụ này của marketing thương mại là gì.

Đây là tổng hợp tất cả các hoạt động trong cửa hàng hay điểm bán nhằm tác động và thay đổi quyết định mua hàng của khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ áp dụng hàng loạt các chiến lược để có thực hiện điều này.

Các chiến lược đó có thể bao gồm các chiến lược khuyến mãi, hàng dùng thử, hàng tặng kèm hay tặng phiếu mua hàng. Các chiến lược trưng bày sản phẩm hay bảng hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng là một cách thường được áp dụng.

Ngoài ra, tuỳ vào địa điểm bán hàng, các doanh nghiệp sẽ có những chương trình hấp dẫn khác nhau để có được sự chú ý của khách hàng. Tóm lại, ở nhiệm vụ này, marketing thương mại chủ đích làm tác động đến quyết định chi tiêu của khách, để có thể tiếp cận cũng như bán sản phẩm.

Nhiệm vụ thứ tư của marketing thương mại là gì được biết đến là Company Engagement hay cũng có thể tạm dịch là kết nối nội bộ. Đây là nhiệm vụ nhằm gắn kết và tương tác với đội ngũ sale của công ty, để hướng tới mục tiêu cuối là tăng doanh số.

Đó sẽ là các hoạt động liên quan đến dự báo và thiết lập mục tiêu. Việc dự báo sẽ dựa trên nghiên cứu thị trường để thấy rõ tình trạng ngành hàng. Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu các dự báo cũng như các dữ liệu quá khứ, team marketing có thể sẽ giúp team sale đề ra được mục tiêu cũng như kế hoạch cụ thể.

Ngoài ra, các hoạt động kích thích nhiệt huyết sáng tạo cũng được tổ chức để có sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của marketing thương mại trong việc hướng đến mục tiêu cuối cùng là tăng được doanh số bán hàng.

Bản chất của Marketing thương mại

Mục tiêu của marketing thương mại cuối cùng vẫn phải là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường.

Nhưng, mục tiêu trực tiếp của marketing thương mại có thể được xác định là tạo ra những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ được tốt nhất các sản phẩm của doanh nghiệp mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận.

Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải chấp nhận rủi ro. Khả năng không tiêu thụ (bán) được sản phẩm luôn luôn xảy ra và thông thường là rất lớn.

Doanh nghiệp có thể gặp may ở từng thương vụ, nhưng xét trong tổng thể - nhu thực tiễn đã chứng minh – hiểm hoạ phá sản luôn xuất hiện khi mà "bán hàng là một bước nhảy nguy hiểm chết người".

Marketing thương mại được nghiên cứu và phát triển là để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại.

Người ta đã từng đưa ra và ứng dụng nhiều cách thức khác nhau để thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động thương mại. Nhưng, trước khi có hệ thống lí thuyết marketing thương mại, các cách thức đó chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn kinh doanh.

Thực chất của marketing thương mại là xác định lại cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế hiện đại vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng trong hoạt động kinh tế.

Từ đó, sử dụng một cách đồng bộ và khoa học quan điểm lí thuyết hiện đại về tổ chức và quản trị kinh doanh trong quá trình tiếp cận và chinh phục khách hàng để tiêu thụ sản phẩm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007)