Khi nhắc đến quốc tịch, ta thường nhắc đến tư cách công dân của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Quốc tịch của mỗi cá nhân có sự ổn định, không thay đổi dù bạn ở đâu, ở quốc gia nào trên thế giới. Và quốc tịch thường gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi, trừ những trường hợp đặc biệt.

Điều kiện để nhập tịch vào Việt Nam là gì?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

+ Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.

+ Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống.

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải biết tiếng việt, cũng không cần phải có thời gian thường trú từ 05 năm trở lên và không cần đảm bảo cuộc sống nếu:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Cahủ tịch nước cho phép.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định về một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:

- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.

- Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Như vậy, chồng chị sẽ được nhập tịch vào Việt Nam nếu như đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và đáp ứng những điều kiện đó là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. Và đặc biệt là chồng chị sẽ không cần phải thôi quốc tịch Hàn Quốc khi nhập tịch vào Việt Nam.

Quyền lợi của người có 2 quốc tịch

Người có 2 quốc tịch có thể được tận dụng nhiều quyền lợi như:

1. Có quyền di chuyển và sống ở 2 quốc gia khác nhau mà không cần visa hay thủ tục phức tạp.

2. Nếu một trong hai quốc gia đang có xung đột, người có 2 quốc tịch có thể chuyển sang quốc tịch khác để tránh nguy hiểm.

3. Có quyền tận dụng các lợi ích xã hội và kinh tế ở cả 2 quốc gia.

4. Có thể tận dụng các cơ hội giáo dục và nghề nghiệp ở cả hai quốc gia.

5. Có quyền bỏ phiếu và tham gia chính trị ở cả hai quốc gia.

Thời gian xử lý hồ sơ nhập quốc tịch Đức có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục Quản lý Dân cư và Quốc tịch Đức, thời gian xử lý trung bình là từ 6 đến 8 tháng. Bạn cần liên hệ với cơ quan quản lý dân cư và quốc tịch Đức để biết thêm thông tin chi tiết và thủ tục cần thiết.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc “Nhập quốc tịch Đức có mất quốc tịch Việt Nam?”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chương trình Du học nghề định cư Đức, hãy Click ngay Lấy số hotline để được tư vấn miễn phí!

- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành); có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam), có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện sau đây:

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính từ ngày được cấp Thẻ thường trú;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Người được nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người:

* Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

* Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

* Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

+ Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng;

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Đến nay, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thuật ngữ nhập tịch là gì.

Có thể hiểu nhập tịch là việc một cá nhân chuyển đến một quốc gia khác và trở thành công dân của quốc gia đó. Việc nhập tịch có thể nhằm mục đích định cư lâu dài, học tập hoặc làm việc  ở quốc gia mới.

Hiện nay, việc nhập tịch có đa dạng hình thức, sau đây là một số hình thức nhập tịch phổ biến:

- Chương trình Đầu tư Định cư: Các quốc gia sẽ cung cấp cơ hội định cư cho những người đầu tư vào doanh nghiệp, bất động sản của những quốc gia này, sau đó được nhập tịch.

- Nhập tịch qua Hôn nhân hoặc Gia đình: Nhập tịch bằng cách kết hôn với người nước ngoài hoặc thông qua gia đình đang cư trú ở nước ngoài.

- Sinh viên du học định cư: Học tập ở các trường đại học, cao đẳng để có cơ hội định cư và nhập tịch một cách hợp pháp, thuận lợi.

- Nhập tịch qua Chương trình Lao động: Một số quốc gia mở cửa cho lao động nhập cư để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, giúp người nhập tịch có cơ hội làm việc và cư trú hợp pháp sau đó có thể nhập tịch nếu đáp ứng đủ yêu cầu.

- Chương trình đặc biệt cho Doanh nhân và Người nổi tiếng: Một số quốc gia có chính sách nhập tịch đặc biệt dành cho doanh nhân và người nổi tiếng.

Và còn nhiều hình thức nhập tịch khác, tuy nhiên người muốn nhập tịch phải biết rõ thông tin, điều kiện của từng hình thức để có chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và đáp ứng đủ yêu cầu nhập tịch.