Tình hình việc làm năm 2024 như thế nào?
Tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định
Trong năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ ngoại giao đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Mặt khác, đẩy mạnh công tác gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ để đào tạo, chuẩn bị nguồn và nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động được hỗ trợ giải quyết khi có tranh chấp
Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, 40/2021/QĐ-TTg của Chính phủ có quy định hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, hỗ trợ người lao động chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí giải quyết vụ việc. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí nhưng tối đa 50.000.000 đồng/vụ việc; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều người lao động, mức hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng/vụ việc; Người lao động, đại diện của nhóm lao động (đối với vụ việc có nhiều lao động) hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động gửi giấy đề nghị hỗ trợ kèm theo 01 bộ hồ sơ chứng minh theo một trong các hình thức: trực tuyến, trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi tới Cơ quan điều hành Quỹ.
Nhiều chuyên gia về lao động - việc làm cho rằng cơ hội đi xuất khẩu lao động đang rộng mở với người lao động (người lao động) vừa mất việc hoặc có nguy cơ mất việc. So với những năm trước, ra nước ngoài làm việc chưa bao giờ dễ dàng, đơn giản như hiện nay. Thủ tục tinh gọn, chi phí hợp lý, nhiều công việc phù hợp, hình thức đi làm đa dạng, thu nhập cao là những yếu tố thu hút người đi xuất khẩu lao động.
Việc xuất khẩu lao động cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm những rủi ro về an toàn và sức khỏe cho người lao động, sự cạnh tranh với lao động nội địa và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động và pháp lý. Do đó, người lao động phải tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định xuất khẩu lao động sang một nước nào đó.
Sáng 18/10, tại hội thảo “Thị trường lao động CNTT, xu hướng, thách thức và lựa chọn định hướng” tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã đưa ra những chia sẻ, định hướng cho lực lượng lao động trẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung, chuyên gia công nghệ đến từ Mindchain Academy trong phần trình bày của mình đã nhấn mạnh về xu hướng công nghệ mới trong quá trình chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Bảo Trung đưa ra quan điểm: “Lực lượng lao động trẻ, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực CNTT ngoài việc trau dồi kiến thức nền tảng thì việc học bổ sung kiến thức về công nghệ mới, những công nghệ sẽ áp dụng trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi số như; blockchain, AI hay An toàn an ninh mạng… là rất cần thiết vì chỉ có như vậy các bạn mới có thể tham gia vào thị trường nhân lực công nghệ cao, đáp ứng được xu hướng mới theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung tại hội thảo.
Để chuẩn bị cho hành trang gia nhập vào thị trường nguồn nhân lực CNTT, một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số, chắc chắn nguồn nhân lực trẻ sẽ phải có sự đầu tư nghiêm túc và có lộ trình học tập rõ ràng khi học tại trường, sự sẵn sàng sẽ là tiền đề giúp các bạn có được vị trí làm việc tốt và có mức thu nhập cao.
Cũng nằm trong sự kiện này, Mr Cho Hansem, Giám Đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp Jellyfish Nhật Bản cho biết, thị trường nhân lực ngành CNTT tại Nhật Bản luôn là thị trường nóng với rất nhiều các vị trí tuyển dụng và sinh viên đến từ Việt Nam, là một trong những nguồn tài nguyên được đánh giá cao về chất lượng và sự chăm chỉ khi làm việc.
Điều này góp phần giúp cho lực lượng lao động trẻ ngành CNTT tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như thử thách ở ngay phía trước.
Mr Cho Hansem nhấn mạnh về cơ hội làm việc cho sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: "Để có thể gia nhập thị trường nhân lực tại đây thì lực lượng lao động trẻ ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên môn tốt thì việc học tiếng cũng là yếu tố quan trọng để các bạn có thể sẵn sàng trở thành kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Mr Cho Hansem cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ được đón thêm những lao động trẻ đến từ Việt Nam".
ThS Trần Mạnh Trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì cho rằng, trong lĩnh vực CNTT, sau khi tốt nghiệp thì sinh viên sẽ trở thành thợ, không phải thợ bình thường mà là thợ chất lượng cao, mỗi người sẽ có sở trường riêng vì vậy các bạn có thể bắt đầu làm nghề ở những vị trí khác nhau, vừa với khả năng của bản thân sau đó có thể học nâng cao để đạt được vị trí cao hơn trong mục tiêu của mình.
“Thị trường lao động CNTT, xu hướng, thách thức và lựa chọn định hướng” là mô hình liên kết giữa trường và doanh nghiệp, tạo giá trị kết nối, giải quyết nhu cầu lao động - việc làm cho doanh nghiệp và sinh viên.
Thạc sĩ Trường muốn lực lượng lao động trẻ hiểu rằng việc học rất đa dạng, cùng trong một ngành nhưng thay vì học dàn trải kiến thức thì bạn cần tìm hiểu và học tập trung ngôn ngữ lập trình mà bạn lựa chọn hoặc đặt mục tiêu cho bản thân sẽ trở thành ai trong thế giới của các kỹ sư lập trình, như vậy bạn sẽ có thêm động lực và quyết tâm.
Diễn giả Nguyễn Công Hiếu, Chuyên gia An Toàn Bảo Mật Thông tin đến từ Viettel Security đã chia sẻ những câu chuyện từ thực tế khi học và làm nghề, những khó khăn và cả những quyết tâm để phù hợp với vị trí làm việc, qua đó rút ra những kinh nghiệm giúp các bạn sinh viên có được cái nhìn thực tế: “không có con đường trải hoa hồng mà muốn có thành công thì phải nỗ lực”.
Hội thảo “Thị trường lao động CNTT, xu hướng, thách thức và lựa chọn định hướng” được khoa CNTT, Đại học công nghiệp Hà Nội phối hợp tổ chức cùng Mindchain Academy chính là mô hình liên kết giữa trường và doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị kết nối, giải quyết nhu cầu lao động - việc làm cho doanh nghiệp và sinh viên.
Cơ hội rộng mở cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại các nước
- Tại những thị trường truyền thống, yếu tố cộng đồng sẽ giúp thu hút người lao động trong nước đi xuất khẩu lao động nhiều hơn. Chẳng hạn như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là những nơi có cộng đồng người Việt rất đông đang sinh sống và làm việc.
- Tại Nhật Bản - thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong những năm qua, chính phủ nước này đang xem xét để miễn thuế, tăng phụ cấp cho thực tập sinh, người lao động Việt Nam. Đồng thời, lên phương án tổ chức các kỳ thi lao động kỹ năng đặc định trong năm 2024 để tạo điều kiện cho thực tập sinh đã về nước quay lại làm việc. Nước này cũng đang hoàn thiện bước cuối cùng cho cổng thông tin việc làm Nhật Bản để người lao động Việt Nam có thể trực tiếp tìm kiếm cơ hội việc làm tại đất nước mặt trời mọc.
- Việc nối lại các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Đức là thuận lợi đầu tiên cho người lao động Việt Nam có dự định sang Đức học tập và làm việc. Các hình thức đến Đức làm việc cũng đa dạng hơn. Theo đó, việc học tập hoặc đào tạo nghề của người nước ngoài tại Đức sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây chính là cơ hội tốt cho người lao động Việt Nam với các ngành như: điều dưỡng, xây dựng, nhà hàng - khách sạn, cơ khí ôtô, chế biến thực phẩm...
- Ngoài Đức, các nước châu Âu khác như: Đan Mạch, Phần Lan, Romania, Bulgaria, Hungary, Ý… cũng đang tìm cách để thu hút và tuyển dụng lao động Việt Nam. Nhiều nước ưu tiên tuyển lao động Việt Nam bởi đã được nhiều thị trường chấp nhận. Mới đây, vì đang thiếu lao động, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, Phần Lan tập trung thu hút lao động đến từ Việt Nam cho những vị trí công việc này.
- Các thị trường tiềm năng khác ngoài châu Âu cũng sẽ là tâm điểm chú ý của người lao động có tay nghề trong năm 2023. Đó là Úc, New Zealand và Canada, 3 nước phát triển này đang chạy đua trong nỗ lực thu hút lao động nước ngoài để lấp đầy khoảng trống về nguồn nhân lực đang tác động tiêu cực tới tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Năm 2021, Chính phủ Úc đã công bố chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam là một trong 4 nước ưu tiên tham gia sớm chương trình này. Sau 1 năm hoàn thiện các thủ tục pháp lý, kể từ năm 2024, người lao động Việt Nam có thể đến Úc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập 80 triệu đồng/tháng.
- Bộ Di trú Canada cũng vừa công bố kế hoạch nhập cư giai đoạn 2023-2025. Trước mắt, Canada đặt mục tiêu chào đón 465.000 lao động nhập cư vào năm sau, con số này sẽ tăng lên 485.000 người vào năm 2024 và 500.000 người vào năm 2025. Đây là một phần trong kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng và ứng phó với xu hướng già hóa dân số, đồng thời thu hút người nhập cư đến các vùng nông thôn ở Canada.