Miền bắc: 1900.55.88.73 Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72
Phạm vi quyền lực của Hội đồng nhân dân là gì?
Hội đồng nhân dân có quyền lực nhà nước ở các địa phương.
Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
Điều 114 Hiếp pháp nêu rõ, Uỷ ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân (HĐND) và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND.
UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và UBND các cấp (Ảnh minh họa)
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính Nhà nước được chia thành cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành chính Nhà nước là gì?
, bạn cần biết về định nghĩa và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước.
Cơ quan hành chính là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, được thành lập trên cơ sở Luật định, thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định.
Cơ quan hành chính nhà nước có những dấu hiệu đặc thù, phân biệt với các cơ quan khác của Nhà nước:
- Cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật;
- Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền nhất định, giới hạn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định;
- Các cơ quan hành chính Nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống, cấp trên cấp dưới tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?
Về cơ bản, bộ máy nhà nước được chia thành 3 loại cơ quan, bao gồm:
Trong đó, Quốc hội là cơ quan lập pháp duy nhất có khả năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước (căn cứ vào Điều 69 Hiến pháp năm 2013).
Các cơ quan hành pháp bao gồm cơ quan hành chính Nhà nước, cụ thể là:
Cuối cùng, cơ quan tư pháp bao gồm cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.
Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương
Theo Điều 94 Hiến pháp 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chủ tịch nước.
Cơ cấu của Chính phủ quy định tại Điều 95 Hiến pháp gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và các nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực mà mình được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Một số điểm đặc trưng của bộ máy nhà nước
Tại Việt Nam, bộ máy nhà nước được thiết lập và vận hành trên các nguyên tắc chung. Thực chất, bộ máy nhà nước chỉ đơn thuần là các cơ quan đại diện cho nhân dân, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nhân dân.
Người dân có quyền đưa ra các quyết định đối với mọi vấn đề của đất nước hoặc những việc liên quan đến chính trị, văn hoá và tư tưởng. Quyền làm chủ này được thực hiện thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tiến hành trực tiếp trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội. Người dân sẽ bỏ phiếu cho các đại biểu mà mình tín nhiệm.
Nhìn chung, các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước. Đồng thời, nhà nước sẽ trao các quyền năng cụ thể cho các cơ quan này để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước được phân cho các chủ thể nhất định mà không tập trung vào một cơ quan, cá nhân duy nhất. Tuỳ thuộc vào cấp độ và phạm vi thẩm quyền của mỗi cơ quan, quyền lực nhà nước sẽ không giống nhau.
Các cơ quan sẽ sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Tuy nhiên, mỗi cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong quá trình xử lý công việc. Theo đó, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ giám sát cơ quan khác hoặc dùng quyền lực để giám sát quyền lực.
Nhìn chung, bộ máy nhà nước sẽ sở hữu những điểm đặc trưng sau:
Chính vì thế, các chủ thể nhất định trong xã hội sẽ phải chấp hành các văn bản pháp luật và đảm bảo quyền thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng là chủ thể trực tiếp ban hành, theo dõi và giám sát quá trình thực hiện đối với những văn bản pháp luật ấy.
Nhà nước – tổ chức quyền lực nhất của một quốc gia
Nhà nước là một tổ chức mang tính chính trị, có quyền lực tối cao trong xã hội với dân cư, lãnh thổ, giải cấp và chính quyền độc lập. Ngoài ra, nhà nước còn có khả năng đặt và thực thi pháp luật nhằm đảm bảo trật tự an ninh xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Về bản chất, nhà nước là một tổ chức đặc biệt, sở hữu các điểm đặc trưng, bao gồm:
Về cơ bản, bộ máy nhà nước là một hệ thống gồm các cơ quan quyền lực được thiết lập để thực hiện tốt chức năng của nhà nước. Bộ máy nhà nước cần được thực thi một cách chặt chẽ, khoa học.
Hệ thống cơ quan của bộ máy nhà nước được triển khai từ Trung ương đến địa phương và tổ chức theo các quy tắc thống nhất. Nhờ đó, bộ máy nhà nước tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Chủ tịch nước có nhiệm kỳ bao lâu?
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước tương ứng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước sẽ làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
Số lượng thành viên Chính phủ do ai quyết định?
Quốc hội là cơ quan có khả năng quyết định cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
Trung Quốc chính thức ban hành luật giáo dục yêu nước từ đầu năm nay (Ảnh: DW).
Straits Times đưa tin, luật trên chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1 và thu hút nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh và dư luận nước này.
Theo People's Daily, Luật Giáo dục Yêu nước, được thông qua vào tháng 10/2023, có mục tiêu nhằm "khuyến khích hơn nữa bầu không khí xã hội mạnh mẽ cho lòng yêu nước".
Ông Zeng Jianli, phó giám đốc ban tuyên truyền trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói với tờ New York Times rằng: "Có một nhu cầu thiết thực là phải thống nhất tư tưởng và tập hợp sức mạnh cho sự nghiệp vĩ đại là xây dựng đất nước hùng cường và trẻ hóa đất nước".
Với sự thay đổi về mặt pháp luật, các trường học và công ty Trung Quốc phải đưa giáo dục lòng yêu nước vào chương trình giảng dạy và hoạt động của họ như quản lý kinh doanh và đào tạo nghề.
Luật quy định cha mẹ cũng nên "đưa tình yêu quê hương vào việc giáo dục trong gia đình".
Ngoài ra, các biện pháp sẽ được thực hiện để tăng cường lòng yêu nước của người dân ở đặc khu Hong Kong và Ma Cao, tăng cường tuyên truyền và giáo dục về việc thống nhất Trung Quốc với Đài Loan, đồng thời tăng cường liên lạc với cư dân Hoa kiều và Đài Loan.
Theo luật mới, các biểu tượng quốc gia như quốc kỳ, quốc huy Trung Quốc và các anh hùng của đất nước sẽ không được phép bị xúc phạm. Chính quyền sẽ tiến hành kiểm tra và bên nào không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hong Kong, Đặc khu hành chính (SAR) của Trung Quốc được quản lý theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", có kế hoạch thành lập một đơn vị giáo dục yêu nước, trong khi Ma Cao cho biết các biện pháp sẽ được thực hiện để tăng cường lòng yêu nước tại đây.
Chuyên gia Dylan Loh tại chương trình Chính sách công và Các vấn đề toàn cầu của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) nói với Straits Times rằng luật này được đưa ra khi Trung Quốc đã "xác định được những rủi ro, đặc biệt là ở một bộ phận người dân tỏ ra thờ ơ về mặt chính trị".
Trên nền tảng Weibo, một hashtag về Luật Giáo dục Yêu nước đã thu hút khoảng 98,1 triệu lượt xem và tạo ra khoảng 11.000 chủ đề thảo luận. Đây cũng là một trong những chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất khi luật được thông qua vào tháng 10.
Chủ đề này thu hút nhiều ý kiến khác nhau, khi nhiều người đặt ra câu hỏi về việc liệu tình yêu nước có nên bị cưỡng ép thực hiện hay không.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra ủng hộ luật. Ông Li Yong, 42 tuổi, có con gái đang theo học tại một trường công ở Bắc Kinh, hoàn toàn ủng hộ luật mới. "Dạy con cái chúng ta lòng yêu nước thì có gì sai?", ông cho hay.
Ông Li, người làm quản lý dự án tại một doanh nghiệp nhà nước, cho biết ông lo ngại rằng thế hệ trẻ lớn lên sẽ bị ảnh hưởng về mặt đạo đức vì sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong những thập niên gần đây có thể dẫn tới việc "thanh niên Trung Quốc có đặc tính tư bản hơn cha mẹ của họ".